Tình trạng ô nhiễm nguồn nước vượt khỏi khả năng kiểm soát do các hoạt động sản xuất, khai thác, kinh doanh, dịch vụ đang đòi hỏi Việt Nam phải khẩn trương xây dựng một khung pháp lý đủ mạnh và hiệu quả để ngăn ngừa ô nhiễm nước. Với nhiều hệ thống xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn, hoặc đã cũ không có khả năng đáp ứng được với yêu cầu xử lý thực tế. Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng phối hợp với các tổ chức quốc tế có đánh giá tổng thể tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm nguy cơ và kiểm soát tình trạng ô nhiễm.


Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

>> Xem thêm: Ô nhiễm đất là gì?

Các loại và nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm vật lý

Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.


Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tựdo, hydro sulfur, phenol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.

Ô nhiễm sinh học

Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy… Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh...

Ô nhiễm hóa học

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.


Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới. Các loại nông dược sử dụng cho nông nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm hóa học.

>> Xem thêm: Tình hình ô nhiễm môi trường

Các biện pháp xử lý tạm thời nước bị nhiễm khuẩn

- Luôn dùng nước đã đun sôi.

- Uống nước đun sôi mới sau 24h, bởi sau ngần ấy thời gian nước đun sôi để nguội không hề an toàn để sử dụng, nó sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại.


- Để lắng và gạn nước sau đó phơi nước dưới ánh nắng trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày. Cần thiết sử dụng các phương pháp lọc nước như lọc nước bằng than hoạt tính, lọc nước dạng phun mưa, …

Trên đây chỉ là biện pháp tạm thời vì vậy muốn có nguồn nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn của bộ y tế bạn cần mang nước đến trung tâm xét nghiệm nước hoặc mang đến trung tâm Lọc nước Wapure để được tư vấn về cách kiểm tra nguồn nước và biện pháp xử lý.