Hiện thời tiết đang là tháng chuyển mùa, các đợt không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh dần. Ngoài ra còn kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có xu hướng chuyển dịch dần xuống phía nam nên nguy cơ xảy ra các đợt mưa lớn trên diện rộng, nền nhiệt độ giảm rõ rệt so với tháng trước.


Thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cần tập trung chăm sóc đàn vật nuôi hiệu quả, tránh để dịch bệnh xảy ra. Theo đó, chăm sóc cho đàn vật nuôi trong giai đoạn này người chăn nuôi cần áp dụng những biện pháp sau: Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, máng ăn, máng uống và khu vực xung quanh bằng chất sát trùng, vôi bột. Tag: bệnh thường gặp trên tôm thẻ

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng các biện pháp như bể biogas, thu gom phân rác để ủ. Chú ý các biện pháp kiểm soát dịch bệnh khi mới nhập đàn, tăng cường bổ sung chất điện giải để tăng sức đề kháng, chống strees do vận chuyển; quan tâm sưởi ấm (úm) đối với đàn lợn sơ sinh, đàn gia cầm từ 1 ngày đến 3 tuần tuổi.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi theo quy trình; kiểm tra đàn thường xuyên khi phát hiện vật nuôi có biểu hiện khác thường như ủ rũ, kém ăn thì cần báo ngay cho cán bộ thú y để được tư vấn điều trị kịp thời tránh lây lan ra cả đàn. Khi trời mưa không thả gia súc, gia cầm sớm, định kỳ tẩy giun sán cho gia súc, gia cầm.

Đối với đàn trâu, bò, dê: Giai đoạn này các bệnh thường gặp là: Tụ huyết trùng, lở mồm long móng, đậu dê... Bệnh đậu dê: Triệu chứng con vật thường ủ bệnh từ 4-8 ngày, bỏ ăn sốt cao 40-41 độ C, chảy nước mắt, nước mũi, sau 1-2 ngày các nốt đậu nổi lên ở các niêm mạc như mũi, âm hộ, trên vùng da mỏng như đầu, cổ, phía trong chân. Ban đầu dạng mụn nước, sau chuyển sang màu trắng nâu, khô dần cứng lại thành vẩy dễ bong ra. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, cách tốt nhất là tiêm phòng vắc xin 6 tháng/lần, khi dê bị bệnh cần cách ly chăm sóc để tránh lây lan cả đàn, tiêm kháng sinh để phòng các bệnh kế phát. Tag: ky thuat nuoi tom su

Đối với đàn lợn: Các bệnh thường gặp trong giai đoạn này là: Tai xanh, tụ huyết trùng, dịch tả, liên cầu khuẩn... Bệnh tai xanh: Hay xảy ra đối với lợn sau cai sữa, mới nhập đàn do strees vận chuyển và thay đổi khí hậu. Triệu chứng sốt cao kéo dài, phát ban toàn cơ thể, lợn giảm ăn hoặc bỏ ăn, tai tím tái sau đó chuyển màu xanh... Lợn nái sẩy thai hoặc đẻ non; lợn đực thì giảm tính hăng và chất lượng tinh dịch kém. Khi con vật bị bệnh cần cách ly chăm sóc, tăng cường phun thuốc sát trùng cả trong và ngoài khu vực chăn nuôi 1 lần/ngày. Dùng 1 loại kháng sinh phổ rộng để ngăn chặn nhiễm khuẩn thứ phát (Ampi-Kana, Gentamycine..) kết hợp với giảm sốt (Analgin-C), bổ sung chất điện giải, Gluco K-C giúp lợn tăng sức đề kháng, nhanh phục hồi.

Đàn gia cầm: Thời điểm này trên đàn gia cầm thường xuất hiện các bệnh cúm gia cầm, tụ huyết trùng, Neu-cát-sơn, dịch tả vịt... Bệnh Neu-cát-sơn (bệnh gà rù): Triệu chứng điển hình là gà ủ rũ, mào thâm, bỏ ăn, đứng một mình mắt nhắm mắt mở, sốt cao, chân lạnh. Diều trướng, đầy hơi, khó thở, chảy nước mũi, dãi; tiêu chảy phân loãng lẫn nhớt, có màu trắng xanh (phân cứt cò). Gà ốm, chết ở mọi lứa tuổi; gà sống sót để lại di chứng thần kinh, nghẹo cổ, đi vòng quanh, mổ thức ăn không chính xác. Phòng bệnh bằng cách dùng vắc xin theo quy định, khi gà bị bệnh không có thuốc đặc trị, biện pháp cứu vãn đàn gà là tiêm vắc xin toàn bộ đàn và cho uống thuốc kháng sinh chống kế phát, thuốc bổ, thuốc hạ sốt tích cực. Tag: nuôi tôm sú

Nguồn: 2lua.vn/article/phong-chong-dich-benh-cho-dan-vat-nuoi-khi-thoi-tiet-chuyen-mua-5ba09eec425cc5a3269cf374.html