Theo ông Hà Văn Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bảo Yên thì cây dâu tằm đang là một trong những cây trồng chủ lực trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương


Vài năm trở lại đây, thiên tai mưa lũ đã gây thiệt hại không nhỏ tới SXNN của người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Có những vùng bị coi như đất chết, mất mùa triền miên, người dân tay trắng vì mưa lũ. Trước tình thế đó, Lào Cai đã nghiên cứu, đưa nhiều cây con, mô hình mới vào thử nghiệm sản xuất, thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu.

Những năm trước đây, với hơn 1 mẫu đất sản xuất ven suối, gia đình ông Hà Chí Thanh ở Bản Cóc, xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên chủ yếu trồng ngô và đậu tương. Tuy nhiên, do đất nằm cạnh suối nên tình trạng úng ngập thường xuyên xảy ra trong mùa mưa lũ. Vụ ngập nhẹ thì giảm năng suất, nặng thì mất mùa, tay trắng hoàn toàn.

Từ tháng 8/2017, được sự hỗ trợ của dự án trồng dâu nuôi tằm, ông Thanh đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ sang giống cây mới. Dự án do Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Tiến Đạt triển khai. Tới nay, sau 1 năm chăm sóc, diện tích cây dâu của gia đình ông đã cho thu hoạch lá, phục vụ việc nuôi tằm.

“Vừa rồi sau 14 ngày chăm nuôi, lứa tằm đầu tiên của gia đình tôi đã cho thu hoạch kén. Với 51kg kén, gia đình tôi thu về hơn 6 triệu đồng, hiện tại tôi đang tiếp tục nuôi lứa thứ hai. Tính ra, với diện tích hơn 1 mẫu đất này, nếu như những năm trước đây trồng ngô thì cũng chỉ cho thu khoảng 18 triệu đồng/năm. Đấy là những năm thời tiết thuận lợi, còn như mưa lũ nhiều thì năng suất giảm đáng kể, có năm còn không thu được gì”, ông Thanh phấn khởi. Tag: máy sục khí turbine

Cũng theo ông Thanh, qua một năm trồng thử nghiệm, cây dâu tằm tỏ ra chống chịu úng ngập rất tốt, có thể từ 20 - 25 ngày vẫn không hề hấn. Trong khi, vùng đất này có ngập úng cũng không bị quá 5 ngày. Ông Thanh tính toán, nếu mọi thứ thuận lợi, chỉ cần nuôi 3 lứa tằm, trong vòng một tháng rưỡi là thu nhập bằng trồng lúa, ngô cả năm. Trong khi, ăn ngon ngủ kỹ, hết cảnh nơm nớp lo ngập úng mất mùa.

Ông Đỗ Văn Tiến, GĐ Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Tiến Đạt cho biết, qua khảo sát cho thấy, Bảo Yên có điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng, độ ẩm khá phù hợp với cây ăn quả lâu đời và trồng dâu nuôi tằm. Nhất là các bãi bồi ven sông Chảy như xã Xuân Thượng, Việt Tiến, Tân Dương, Long Phúc, ven sông Hồng như xã Cam Cọn, Kim Sơn, Bảo Hà và vùng thung lũng xã Minh Tân.

Ông Tiến cho biết, trước khi xây dựng mô hình đã về huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái tìm hiểu rất kỹ lưỡng nghề trồng dâu nuôi tằm ở đây. Trấn Yên đã phát triển trồng dâu nuôi tằm từ những năm 2000 đến nay cho thấy trồng dâu nuôi tằm ở vùng đất bãi ven sông, đất ruộng xấu mang hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập sau khi trừ chi phí lãi là từ 60 - 80 triệu đồng/ha/năm, có hộ đạt trên 100 triệu đồng. Tag: máy sục khí tuabin

Còn với trồng dâu gắn với nuôi tằm, năng suất kén tằm trung bình đạt 18 – 20kg kén/vòng, sản lượng kén tằm trên 300 tấn/năm, giá trị đạt trên 35 tỷ đồng. Việc tiêu thụ kén tằm ổn định, giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Tổng thu nhập từ 1ha trồng dâu và nuôi tằm trung bình đạt 432 triệu đồng/năm.

Ông Tiến khẳng định, nghề trồng dâu nuôi tằm so với một số SXNN khác có nhiều ưu thế như chi phí đầu tư cho quá trình sản xuất thấp, vòng quay thu hồi vốn nhanh, vì vậy rất phù hợp với đời sống sinh hoạt của người dân miền núi.

Tại huyện Bảo Yên, tới nay mô hình này đã và đang thu hút được 100 hộ tham gia, trồng tập trung tại hai xã Minh Tân và Việt Tiến, tổng diện tích khoảng 30ha. Giống dâu tằm được nhập từ Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương, năng suất ước đạt 35 – 40 tấn lá/ha/năm. Khi tham gia mô hình, người dân được HTX cung ứng toàn bộ giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dâu, nuôi tằm. Về đầu ra, HTX cũng sẽ có trách nhiệm thu mua toàn bộ sản phẩm của người dân.

HTX này tính toán, nếu phát triển thuận lợi, đến năm 2020 sẽ mở rộng liên kết với các hộ phát triển trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ 100 – 120ha dâu và nuôi tằm tại các xã Minh Tân, Việt Tiến, Lương Sơn, Long Khánh, Kim Sơn, Cam Cọn… của huyện Bảo Yên.

Tới nay, lượng kén tằm đầu tiên từ mô hình độc đáo này đã cho thu hoạch, sản lượng trên 8 tạ. Với mức giá trung bình khoảng 120 nghìn đồng/kg, bước đầu mô hình mang lại cho người dân thu nhập trên 104 triệu đồng. Tag: máy sục khí ly tâm

Những lứa tằm đầu tiên đã cho thu kén, mang lại thu nhập

Theo ông Hà Văn Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bảo Yên thì cây dâu tằm đang là một trong những cây trồng chủ lực trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương. Hiện tại, Bảo Yên đã trồng được gần 40ha cây dâu tại 2 xã Việt Tiến và Minh Tân với gần 200 hộ nông dân tham gia. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây dâu để phát triển nuôi tằm tại những vùng có điều kiện phù hợp.

“Quan trọng hơn đó là, với những diện tích quy hoạch trồng dâu hầu hết thuộc vùng thường xuyên bị úng ngập, rất khó để trồng các loại cây khác. Bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng dâu nuôi tằm cao hơn gấp 5 - 6 lần so với trồng ngô, trồng lúa”, ông Quang chia sẻ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Nhẫn, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai cho biết, SXNN đang được đẩy mạnh phát triển theo hướng công nghệ cao, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm gắn với việc thích ứng biến đổi khí hậu. Thời gian qua, Lào Cai đã tập trung chỉ đạo, thúc đẩy SXNN ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế cạnh tranh, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Riêng những diện tích đất thường xuyên bị hạn hán, ngập úng sẽ được chuyển đổi sang các loại cây trồng phù hợp, giá trị kinh tế cao.

“Đến nay, toàn tỉnh Lào Cai đã có hàng trăm ha đất được chuyển đổi sang các cây trồng phù hợp như rau ngắn ngày, dâu tằm, cây ăn quả chịu hạn, chịu ngập úng... Qua đó đã tận dụng được diện tích đất mà trước đây rất khó canh tác để đưa vào sản xuất nâng cao thu nhập cho người nông dân”, ông Nhẫn cho biết.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai ở 6 tỉnh miền núi Tây Bắc gồm: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu, Ðiện Biên và Sơn La. Theo đó, dự án sẽ tập trung phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng bền vững chống chịu với thời tiết, ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần giảm nhẹ các tác động tiêu cực có thể xảy ra do thiên tai tại vùng nông thôn, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nguồn: 2lua.vn/article/dau-tam-tren-vung-dat-moi-3-lua-bang-thu-nhap-ca-nam-trong-lua-ngo-5ba1f418425cc5f61b1c6f97.html