1. Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế
Do đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế đa dạng nên luật kinh tế sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp tác động khác nhau. Trong các phương pháp đó luật kinh tê sử dụng hai phương pháp cơ bản. Đó là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thỏa thuận theo mức độ linh hoạt tùy theo từng quan hệ kinh tế cụ thê.
1.2 Phương pháp mệnh lệnh (có nhiều sách sọi là phương pháp quyền uy)
Đó là phương pháp được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh nhóm quan hệ quản lý kinh tế giữa những chủ thể bất bình đăng với nhau. Luật kinh tế quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước vê kinh tế có quyền ra quyết định, chỉ thị bắt buộc đối với các chủ thể kinh doanh- bị quản lý trong phạm vi chức năng của mình.

2.2 Phương pháp thỏa thuận (hay phương pháp bình đẳng)
Phương pháp này được sử dụng đề điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể bình đắng với nhau. Luật kinh tế quy định cho các bên tham gia quan hệ kinh tế có quyền bình đẳng với nhau, cùng thỏa thuận những vấn đề mà các bên quan tâm khi thiết lập hoặc chấm dứt quan hệ kinh tế mà không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ một tô chức hay cá nhân nào.
II. Nguyên tắc của luật kinh tế.
Có 3 nguyên tắc cơ bản
1/ Luật kinh tế phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đốivới hoạt động quản lý kinh tế nhà nước.
Có nghĩa là luật kinh tế phải thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước thông qua việc thê chế hóa các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng trong các quy định pháp luật thành nghĩa vụ của quản lý kinh tế cụ thẻ.
2/ Luật kinh tế phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh và quyển tự chủ trong kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.
Luật kinh tê quy định: Các chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn các hình thức kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, quy mô và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3/ Nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh
Điều 22 của Hiến pháp năm 1992 quy định “ các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tê phải thực hiện đây đủ nghĩa vụ đôi với nhà nước, đêu bình đăng trước pháp luật “ Sự bình đăng được thể hiện ở các mặt chủ yêu sau.
- Bình đẳng trong việc tham gia vào các mối quan hệ kinh tế do luật kinh tế điều chỉnh mà không phụ thuộc vào chê độ sở hữu, cấp quản lý hay qui mô kinh doanh.
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi quyền và nghĩa vụ đã được xác định.
- Bình đẳng về trách nhiệm nếu chủ thể thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Tham khảo thêm:
+ Vai trò cơ bản của Luật kinh tế
+ Các loại hình kinh doanh của chủ thể kinh doanh
+ https://linkhay.com/link/2289191/cac...uat-kinh-doanh