Phát triển nuôi tôm trong rừng ngập mặn (tôm - rừng) đã làm nổi bật một lợi thế tiềm năng trước thách thức biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đây cũng là cơ sở để Tổng cục Thủy sản và nhiều cơ quan đề xuất mở rộng diện tích tôm - rừng thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.


Thu lãi cao

Khảo sát 35 trang trại tôm - rừng ở Cà Mau và 36 trang trại ở Bạc Liêu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vào cuối năm 2017, cho thấy mỗi trang trại có diện tích từ 4 - 7 ha. Bình quân, rừng chiếm 51% diện tích trang trại, còn lại là mặt nước nuôi tôm. Hầu hết trang trại được thành lập và sở hữu bởi các gia đình, với trình độ văn hóa 35% lao động mù chữ, chủ yếu cấp 1 chiếm 46%, còn lại cấp 2 và 3, không có cao đẳng hay đại học. Tag: may thoi khi

Điều tra 230 hộ nuôi tôm - rừng năm 2016 của ông Nguyễn Thành Tùng và Phan Văn Tá, ghi nhận trong rừng ngập mặn được nuôi tôm sú là chính; có thêm cua, cá, sò huyết. Một năm bình quân thả tôm 5 đợt, mật độ 4 con/m2, khoảng 4 tháng sau là thu hoạch, năng suất trung bình cả năm 222 kg/ha, kích cỡ 13 - 45 con/kg. Thả cua một năm 4 đợt, nuôi lâu hơn tôm và thu hoạch năng suất một năm trung bình 100 kg/ha, cỡ 2 - 5 con/kg. Quá trình nuôi, có 98,3% số hộ không sử dụng thuốc hóa chất, nếu sử dụng cũng chủ yếu là vôi để cải tạo ao và 4,3% sử dụng chế phẩm sinh học.

Trang trại tôm - rừng không tính chi phí lao động gia đình vào chi phí sản xuất nên lợi nhuận thu được khá cao, trung bình một hộ thu lời 77 triệu đồng/năm và do đầu tư ít nên số bị thua lỗ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tính ra, mỗi hécta một năm thu lời cao nhất đến 80 triệu đồng, còn lỗ nhiều nhất là 9,3 đồng. Tag: canh quat oxy

Tận dụng lợi thế

Năm 2017, diện tích tôm - rừng vùng ĐBSCL đã gần 200.000 ha, nhiều nhất so với các loại hình nuôi khác là quảng canh cải tiến, tôm - lúa, bán thâm canh và thâm canh. Ở tỉnh Cà Mau, chỉ tính mặt nước nuôi tôm đã gần 40.000 ha, tức là diện tích tôm - rừng gần 80.000 ha vì mặt nước chỉ chiếm 49%. Còn tỉnh Bạc Liêu có diện tích mặt nước nuôi tôm 6.526 ha. Tại tỉnh Cà Mau, tôm - rừng tập trung ở huyện Ngọc Hiển 22.875 ha, Năm Căn 7.625 ha và Phú Tân, Đầm Dơi mỗi huyện 4.000 - 5.000 ha; còn tỉnh Bạc Liêu có diện tích ngoài đê phòng hộ là 3.147 ha, trong đê 3.379 ha.

Tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đã khảo sát, lập bản đồ tài nguyên đưa ra số liệu diện tích tôm - rừng (diện tích có rừng và chưa có rừng để phát triển nuôi tôm với trồng rừng, loại trừ rừng đặc dụng và lâm phận khác). Trong đó, Cà Mau có 82.000 ha (diện tích rừng 42.500 ha và nuôi thủy sản 39.500 ha); tỉnh Bạc Liêu 6.526 ha.

Sản phẩm tôm - rừng đang chứng tỏ lợi thế tiềm năng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng 100 cm, tỉnh Cà Mau có 57,7% diện tích bị ngập (nặng nhất là huyện Trần Văn Thời 90,02%, Cái Nước 87,62%); còn tỉnh Bạc Liêu có 48,6% diện tích bị ngập (nặng nhất là huyện Hồng Dân 90,78%, Phước Long 73,45%). Sản phẩm tôm sú gắn với rừng ngập mặn đạt các chứng nhận quốc tế càng được ưa chuộng trên thị trường trong xu thế gia tăng nhu cầu sản phẩm nuôi hữu cơ. Tag: thiet bi tao oxy

Hơn thế, tôm - rừng là phương thức nuôi tôm gắn với bảo vệ rừng và trồng rừng ngập mặn, quan tâm đến tăng trưởng nguồn carbon xanh phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới. Khi mở rộng quy mô tôm - rừng với những thay đổi tích cực như đảm bảo tỷ lệ rừng ít nhất là 60% còn 40% mặt nước nuôi tôm, thì diện tích rừng ngập mặn đã tăng.

Nguồn: 2lua.vn/article/tom-rung-va-muc-tieu-tang-truong-xanh-5be29169425cc52418fcee85.html