Lúc 8h sáng mỗi ngày, bến thuyền dưới chân cầu Pá Uôn (Sơn La) lại nhộn nhịp cảnh người dân đánh bắt tôm giao hàng cho thương lái.

Hơn 10 năm qua, lòng hồ thủy điện Sơn La (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) tích nước đã tạo sinh kế cho hàng trăm lao động địa phương theo nghề đánh bắt tôm cá.


Ban đầu, người dân thường dùng rọ tre bắt tôm ven bờ, về sau, họ đầu tư hàng trăm chiếc bẫy lưới khổ lớn, lướt bát quái để bắt tôm cá trong lòng hồ. Tag: máy sục khí turbine

"Hai vợ chồng tôi thuộc diện tái định cư thủy điện Sơn La, nhà không có nương rẫy nên theo nghề thả lưới bát quái đánh bắt tôm", anh Đường Văn Nam ở Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai) nói.

"Gia đình có 113 chiếc lưới bát quái, năm ngày lại đi bắt một lần. Ngày thu hoạch nhiều nhất được 50 kg tôm, trừ chi phí thu khoảng 2,5 triệu đồng, cao hơn làm nông nghiệp", chị Lường Thị Tâm cho biết. Tag: máy sục khí tuabin

Lúc 8h sáng và 16h chiều hàng ngày, bến thuyền dưới chân cầu Pá Uôn nhộn nhịp cảnh người dân đánh bắt tôm trên sông Đà giao hàng cho thương lái.

Tôm về tới bến đa số là hàng tươi sống. Tại bến thuyền, nhiều lái buôn mở lò sấy tôm khô với đầu vào thường là tôm nhỏ đánh bắt trên vùng nước mặt và ven bờ.

Tôm to loại một có giá hơn 200.000 đồng mỗi kg.

Người dân sử dụng nước sông Đà tưới vào để giữ tôm tươi. Tôm sông Đà ngọt thịt và là thực phẩm sạch nên được thị trường ưa chuộng. Tag: máy sục khí ly tâm

Tôm được chuyển lên xe tải, thả vào nước lạnh có sục khí để giữ sống khi chuyển đi đường xa.

Nguồn: vnexpress.net/photo/thoi-su/kiem-tien-trieu-nho-nghe-bat-tom-o-long-ho-thuy-dien-son-la-3841218.html?utm_source=search_vne