Những vết sẹo thâm ở chân là nội lo lắng của hầu hết các chị em phụ nữ. Không phải ai cũng dễ dàng tìm ra được cách trị những vết sẹo xấu xí ấy. Vậy hãy cùng TrangLàmĐẹp.Net tìm hiểu về những nỗi lo sẹo thâm ở chân của các bạn nhé.

Các cách trị sẹo thâm ở chân bằng nghệ

Trong nghệ chứa nhiều curcumin – thành phần có tác dụng chống oxy hóa đồng thời góp phần hỗ trợ quá trình tái tạo da non, đặc biệt rất phù hợp trong việc trị sẹo thâm ở chân khi còn mới và nhỏ.

Theo đó, nếu bạn kiên trì sử dụng nghệ chúng không chỉ có tác dụng liền sẹo mà còn giảm thâm, giúp làn da của bạn trở nên sáng mịn.

Cách làm như sau:

Nghệ rửa sạch, gọt vỏ, giã nát, dùng bông tăm chấm đều cho da nước cốt của nghệ thoa lên chỗ có vết thâm. Để yên vài tiếng rồi rửa sạch lại. Kiên trì áp dụng hàng ngày đến khi hết sẹo thâm nhé.

Trị sẹo ở chân bằng chanh

Trong quả chanh có chứa khoảng 5% (khoảng 0,3 mol / lít) axit citric và độ pH của chanh khoảng 2-3, với các thành phần này chanh trở thành một trong những nguyên liệu tự nhiên có khả năng giúp bạn nói lời tạm biệt với sẹo thâm.

Cách làm như sau:

Bạn dùng 1/2 quả chanh, vắt lấy nước cốt, có thể cho 1-2 giọt mật ong để tăng thêm hiệu quả trị sẹo. Vệ sinh sạch sẽ vùng bị sẹo thâm, bạn dùng nước cốt chanh lẫn mật ong thấm lên các vết sẹo thâm, để khoảng 30 phút thì rửa lại vùng bị sẹo bằng nước lạnh.

Do chanh tươi có tính bào mòn da, nên bạn chỉ cần làm 2 đến 3 lần 1 tuần với phương pháp này đã có thể mang lại hiệu quả nhé.

Cà chua trị sẹo thâm ở chân cực tốt

Cà chua ngoài khả năng hỗ trợ duy trì cho răng, xương, tóc và da khỏe mạnh. Nước ép cà chua còn được biết đến để chữa bệnh cháy nắng, giúp bảo vệ da chống lại tia UV. Cà chua được xếp hạng cao trong các sản phẩm chống lão hóa.

Cách làm như sau:

Dùng 1 quả cà chua sạch, bỏ vỏ và hạt, ép lấy nước. Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị sẹo thâm, bạn lấy bông thấm nước ép cà chua thoa đều lên bề mặt da có sẹo. Đợi khoảng 20 phút, hãy rửa lại bằng nước sạch. Với công thức trị sẹo thâm bằng cà chua, bạn hãy thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần 1 tuần để đạt được kết quả như ý muốn.

Cách trị sẹo thâm bằng gừng tươi

Trong gừng tươi có chứa nhiều dinh dưỡng cùng các khoáng chất như K, Mg, Fe. Không chỉ vậy, gừng còn chứa các vitamin A, B,C, E… có tác dụng kích thích sản sinh các tế bào mô da bị đứt gãy nên có tác dụng trong việc điều trị sẹo thâm.

Cách làm như sau:

Rửa sạch mặt với nước ấm. Gừng giã nát. Dùng tăm bông thấm nước cốt này để chấm lên các vết sẹo thâm. Đợi sau khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Duy trì thực hiện đều đặn hàng ngày, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của vùng da bị sẹo thâm.

Cách trị sẹo thâm ở chân bằng rau má

Rau má là loại rau không chỉ lành tính, có tính mát mà còn phát huy công dụng đặc biệt trong việc làm mờ các vết sẹo thâm. Các thành phần có trong rau má giúp ức chế sản xuất collagen, cho làn da trở nên tươi mới,mịn màng và liền sẹo.

Tuy nhiên cũng như các phương pháp đến từ các nguyên liệu tự nhiên khác, phương pháp mang lại hiệu quả không nhanh và phải thực hiện liên tục trong thời gian dài.

Cách làm như sau:

Bạn dùng một bó rau má rửa sạch, giã nát. Dùng bông thấm nước cốt thoa đều lên vùng da chân bị sẹo. Đợi khoảng 20- 30 phút rửa lại bằng nước sạch.

Ngoài những biện pháp trị sẹo thâm bằng các nguyên liệu đến từ thiên nhiên đối với các vết thâm nhỏ, nhạt màu thì đối với các vết thâm lớn chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm trị thâm, sẹo đặc trị ở chân, hoặc cũng có thể nhờ đến các phương pháp điều trị hiện đại như laser, siêu mài mòn da, cấy da siêu vi điểm…

Thông thường, để tiết kiệm về mặt tài chính, mọi người thường sử dụng các sản phẩm đặc trị thâm lâu năm ở chân.

Tìm hiểu thêm nguyên nhân, sự hình thành sẹo thâm

Khi bạn bị thương, dẫn đến bị trầy xước và chảy máu, gây tổn thương đến da, lúc này các liên kết collagen và elastin bị gãy khiến da mất đi khả năng đàn hồi, là nguyên nhân hình thành nên các vết sẹo.

Các vết sẹo sau khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời kích thích hắc tố melanin sản xuất mạnh mẽ làm cho sẹo chuyển sang màu thâm đen.

Nguyên nhân gây sẹo thâm ở chân

Côn trùng cắn, đốt:

Chúng ta thường hay bị những loại côn trùng như kiến, muỗi, ong cắn hoặc đốt… sau khi bị cắn sẽ để lại vết sưng khiến chúng ta có cảm giác đau và ngứa. Lúc này nhiều người đặc biệt là trẻ nhỏ thường xuyên có thói quen gãi tạo nên những vết sẹo thâm đen. Vết thâm sẹo này có diện tích khá bé nhưng lại rải rác khắp chân.

Bỏng:

Quá trình làm lành vết thương và phục hồi da do bỏng để lại không tốt rất dễ hình thành những vết thâm sẹo ở chân. Tùy vào cơ địa của từng người hoặc các yếu tố tác động khác sẽ khiến màu của vết sẹo thâm sẽ đậm hoặc nhạt khác nhau.

Ngã, tai nạn:

Tương tự như vết bỏng thì việc ngã sẽ gây trầy xước da hoặc những vết thương hở ở vùng chân rất dễ để lại sẹo. Tùy vào lượng collagen được tập trung tại vùng da đó ít hay nhiều, từ đó tạo nên những loại sẹo khác nhau.

Phẫu thuật:

Sau khi phẫu thuật sẽ để lại sẹo trên da của bạn. Đặc biệt với những vùng như tay, chân thì sẹo thâm do phẫu thuật lại càng rõ. Với những vết mổ dài và sâu thì sau khi phẫu thuật và lên da non, bác sỹ sẽ chỉ định một số biện pháp hoặc một số loại thuốc bôi can thiệp để trị sẹo thâm ở chân tay cho bệnh nhân.

Trên đây là những cách trị sẹo thâm ở chân phổ biến nhất đến từ những nguyên liệu thiên nhiên, hi vọng bạn sẽ chọn được cho mình một phương pháp phù hợp giúp bạn xóa mờ vết thâm trên đôi chân của mình, giúp bạn có một đôi chân mịn màng, không tì vết.

Tham khảo bài viết tại: https://tranglamdep.net/