Song song với việc ăn uống đầy đủ và cân đối thì tiêm chủng là cách giúp bảo vệ, giúp trẻ phòng chống bệnh tật hiệu quả. Hiện nay, ngoài lịch tiêm chủng mở rộng do bộ y tế ban hành thì có rất nhiều mũi dịch vụ bên ngoài cần tiêm cho trẻ. Các mũi tiêm này có cần thiết không và thời điểm tiêm như thế nào là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm.

Các mũi tiêm chủng ngoài lịch tiêm chủng mở rộng

Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản… do Heamophilus Influenza tuýp b (Hib): mũi 1 khi trẻ 2 tháng – mũi 2 khi trẻ 3 tháng – mũi 3 khi trẻ 4 tháng – nhắc lại sau 1 năm. Tùy theo tháng tuổi mà lịch tiêm nhắc lại khác nhau, có thể kết hợp chủng ngừa Infanix hexa (6 loại: DTC, Polio, VGSVB, Hib), Pentaxim (5 loại: DTC, Polio, Hib), Tetract Hib (4 loại: DTC, Hib)…
Thủy đậu (Varicella): mũi một khi trẻ 12-15 tháng, mũi 2 nhắc lại sau 6 tuần.
Vacxin phối hợp sởi-quai bị-rubella (MMR): Mũi 1 tiêm khi trẻ 9 tháng, nhắc lại mũi 2 sau 6-12 tháng, mũi 3 sau 4 năm. Nếu mũi 1 tiêm khi trẻ trên 12 tháng nhắc lại mũi 2 sau 4 năm.
Viêm màng não do mô cầu (vacxin A+C meningoencephalitis): tiêm 1 mũi, cứ 3 năm nhắc lại 1 lần theo chỉ định khi có dịch.
Viêm não Nhật Bản B: được chủng khi trẻ >12 tháng tuổi, tiêm 3 mũi (mũi 1 và mũi 2 cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 cách mũi 1 sau 1 năm) nhắc lại mỗi 3 năm.
Vacxin cúm (vacxin Vaxigrip): 06-35 tháng tuổi 1 liều 0,25ml mỗi năm, trẻ trên 35 tháng và người lớn 1 liều 0,5ml mỗi năm, với trẻ dưới 8 tuổi chưa mắc cũm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều 2 sau 4 tuần.

>> trung tâm tiêm chủng vnvc tp hcm