Kết quả dự án “Tăng cường năng lực cho hệ thống Khuyến nông Việt Nam trong chiến lược giảm thiểu khí phát thải nhà kính trong nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hỗ trợ, chỉ ra rằng, phần thức ăn chưa được nhai kỹ có kích thước lớn nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong vật nuôi, được ợ lên theo từng miếng vào thực quản và trở lại xoang miệng để gia súc nhai lại. Chính quá trình ợ thức ăn lên nhai lại là lúc khí mê tan được thoát ra môi trường, một trong những tác nhân gây phát thải khí nhà kính.


Làm gì để giảm khí mê tan?

Gia súc nhai lại đặc trưng với dạ dày kép gồm 4 túi: Ba túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) được gọi chung là dạ dày trước (không có ở gia súc dạ dày đơn), còn túi thứ tư gọi là dạ múi khế (tương tự dạ dày đơn).

Trong dạ cỏ quá trình phân giải các gluxit phức tạp đầu tiên sinh ra các đường đơn hexoza và pentoza. Những phân tử đường này là các sản phẩm trung gian nhanh chóng được lên men tiếp bởi các vi sinh vật dạ cỏ. Sản phẩm lên men chính là axit béo bay hơi, sinh khối vi sinh vật và khí mê tan. Đó là các axit axetic, propionic và butyric theo một tỷ lệ tương đối khoảng 70:20:8 cùng với một lượng nhỏ izobutyric, izovaleric và valeric. Tag: may suc khi

Những axit này được hấp thu qua vách các dạ dày trước vào máu và trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ. Quá trình lên men ở dạ cỏ sinh ra khí các bô nic và hydro, nhờ vi khuẩn men vi sinh methanogenic, hai khí này kết hợp với nhau tạo ra một phụ phẩm lên men là khí mê tan.

Hoạt động lên men gluxit của vi sinh vật dạ cỏ đã giải phóng ra một khối lượng khổng lồ các khí, chủ yếu là CO2 và CH4. Các thể khí này không được gia súc sử dụng, mà được thải ra ngoài cơ thể thông qua phản xạ ợ hơi.

Lượng thức ăn thô ăn vào được quyết định bởi chất lượng của thức ăn như độ hoà tan, phần không hoà tan nhưng có thể lên men được, tốc độ phân giải phần không hoà tan và độ ngon miệng.

Vì vậy, theo cán bộ dự án, điều quan trọng là phải hiểu biết đặc tính của mỗi loại thức ăn, cách chế biến thức ăn, cân bằng dinh dưỡng, cân đối khẩu phần và chế độ cho ăn để gia súc tiêu hóa triệt để các dinh dưỡng có trong thức ăn, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa giảm khí mê tan thải ra môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Tag: máy sục khí ao tôm

Bổ sung thức ăn tinh

Theo nguyên lý tiêu hóa thức ăn ở gia súc nhai lại, hàm lượng chất xơ trong thức ăn quyết định lượng khí mê tan được sinh ra; nếu gia súc ăn nhiều thức ăn chứa nhiều xơ, quá trình lên men dạ cỏ kéo dài, vi sinh vật dạ cỏ hoạt động nhiều hơn, gia súc phải ợ hơi, nhai lại lâu hơn do đó phát thải nhiều khí mê tan hơn.

Tinh bột của các loại ngũ cốc khác nhau, có thời gian lên men khác nhau. Ví dụ, lúa mì và lúa mạch được vi sinh vật dạ cỏ lên men nhanh hơn là ngô và bobo. Từ kết quả của các nghiên cứu này, có thể thay thế lúa mạch bằng ngô trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại để giảm lượng khí mê tan sinh ra trong quá trình lên men dạ cỏ.

Bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của động vật nhai lại sẽ làm giảm nhai lại, giảm quá trình lên men ở dạ cỏ, do thức ăn tinh được tiêu hóa chủ yếu ở dạ múi khế và ruột non. Do đó, giảm hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ, giảm hình thành axit acetic và butyric, giảm khí H2 và CO2 sinh ra do đó giảm phát thải khí mê tan. Có thể giảm từ 7 - 40% lượng khí mê tan sinh ra, tùy thuộc lượng và loại thức ăn tinh bổ sung.

Tỷ lệ bổ sung và hiệu quả tiêu hóa thức ăn tinh phụ thuộc vào đặc tính của vật nuôi, khả năng sinh trưởng, thành phần dinh dưỡng và quy trình chế biến thức ăn tinh. Ví dụ, bò thịt có thể bổ sung từ 0,5 - 3kg/con/ngày; bò sữa từ 2 - 8kg/con/ngày tùy giai đoạn khai thác sữa.

Bổ sung thức ăn tinh ở mức thấp thường có tác dụng kích thích vi sinh vật phân giải xơ ở dạ cỏ (nhờ cung cấp cân đối các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho chúng) và do đó mà làm tăng lượng thu nhận thức ăn thô của khẩu phần cơ sở.

Tuy nhiên, khi bổ sung nhiều thức ăn tinh thì pH dạ cỏ bị hạ xuống rất thấp, ức chế vi khuẩn phân giải xơ và hậu quả là làm giảm lượng thu nhận khẩu phần cơ sở. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi bổ sung thức ăn tinh quá nhiều nên đã đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và con vật dừng ăn (do cơ chế sinh hoá phát huy tác dụng trước) trong khi vẫn chưa no bởi thức ăn thô (cơ chế vật lý chưa điều tiết). Tag: máy tạo oxy ao tôm

Chế độ cho ăn: Nếu cho ăn thức ăn tinh không rải đều trong ngày mà chỉ cho ăn theo bữa lớn sau mỗi bữa ăn pH dạ cỏ bị hạ đột ngột xuống rất thấp, ức chế vi khuẩn phân giải xơ nên làm giảm khả năng phân giải xơ và giảm lượng thu nhận thức ăn thô của khẩu phần cơ sở.

Khi trộn đều thức ăn tinh với thức ăn thô (khẩu phần TMR) để cho ăn rải đều trong ngày thì bò sẽ ăn được nhiều thức ăn thô hơn so với khi cho ăn riêng rẽ với khối lượng lớn trong ít bữa. Việc trộn nhiều loại thức ăn thô với nhau để cho ăn đồng thời và liên tục sẽ làm cân bằng dinh dưỡng cho vi sinh vật dạ cỏ nên hiệu quả phân giải thức ăn thô cũng tốt hơn.

Kết quả của dự án nhấn mạnh, điều quan trọng là phải cân bằng dinh dưỡng, cân đối khẩu phần và chế độ cho ăn để gia súc tiêu hóa triệt để các dinh dưỡng có trong thức ăn, vừa tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, vừa giảm khí mê tan thải ra môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.

Nguồn: 2lua.vn/article/dieu-chinh-thuc-an-chan-nuoi-giam-phat-thai-khi-nha-kinh-5c6cbdae425cc53a3f40ccd5.html