Trang trại bò của bà Phan Thị Khánh, bản Yên Hưng (xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) nuôi hàng chục con bò giống địa phương bán Tết. Bình quân mỗi năm bà thu lãi 150 triệu đồng. Nhờ đó mà cuộc sống của gia đình bà đã có của ăn của để, sắm được xe sang, nhà cao cửa rộng.

Trao đổi với PV Dân Việt, bà Phan Thị Khánh, cho hay: Trong thời gian trồng chè trên nương rẫy, tôi thấy có nhiều cỏ dại mọc xanh mướt trên các triền đồi, ruộng đồng của bà con người Thái sau mỗi vụ lúa vứt rơm rạ thừa thãi rất hoang phí. Tôi nghĩ, nếu bỏ vốn sang nuôi bò nhốt chuồng có thể tạo nguồn thu nhập kinh tế lớn. Sau đó, tôi cùng chồng sang mấy bản người Thái lân cận mua 11 con bò giống về nuôi. Gần 2 năm sau gia đình tôi đã có tổng số 22 con, con nào con nấy đều béo ú.

Bà Khánh vui mừng khi đàn bò phát triển khỏe mạnh.

Theo kinh nghiệm của bà Khánh, một trong những yếu tố quyết định đến thành công của nghề chăn nuôi bò thịt hiện nay là lựa chọn giống bò. Vì giống bò quyết định tới năng xuất chất lượng thịt và giá thành sau này. Ngoài ra, người mua giống cần lưu ý một vài điểm sau, chọn những con có thể chất khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt da mềm, đầu cổ linh hoạt, mặt ngắn chán rộng mắt sáng, mõm bẹ, bộ răng còn tốt; Lưng dài, thẳng, ngực sâu, rộng bụng tròn gọn, mông nở, đuôi dài, gốc đuôi to; Chân thẳng, bước đi vững trãi, chắc chắn...

Chuồng bò được bà Khánh quét dọn sạch sẽ, nhằm ngăn dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn bò.

“Chuồng trại chăn nuôi bò thịt phải đảm bảo các yếu tố đông ấm, hè mát, nền chuồng không trơn trượt, diện tích từ 5-6 m2/con, để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng. Chuồng có thể xây 1 dãy hoặc 2 dãy tùy theo diện tích của người nuôi. Có thể tận dụng các vật liệu sẵn có như gỗ, tre, lá cọ… để làm chuồng nhằm hạ giá thành” – bà Khánh chia sẻ thêm. phòng bệnh trên tôm thẻ

Để bảo đảm đủ thức ăn cho đàn bò, bà Khánh trồng thêm cỏ voi và ngô trên 4.000m2 đất nương rẫy, làm thức ăn cho đàn bò. Bên cạnh đó, bà còn mua thêm rơm rạ của các hộ trong bản sau mỗi vụ thu hoạch lúa, tích vào kho dự trữ cho đàn bò ăn dần vào mùa đông.

Bà Khánh cho biết: Lúc đầu chuyển sang nuôi bò nhốt chuồng, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm nên gặp rất nhiều khó khăn trong chăm sóc. Tôi sợ nhất là đàn bò bị dịch bệnh sẽ đánh mất số tiền lớn mua bò giống. Tôi bèn đi học hỏi kinh nghiệm và cách chăm sóc, tiêm phòng bệnh với người quen làm thú y xã. Tôi cho đàn bò ăn 3 bữa và dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, để tránh bốc mùi hôi thối và nguy cơ xảy ra dịch bệch. Vì vậy mà đàn bò của gia đình tôi phát triển rất tốt và ít dịch bệnh. Tag: nuôi tôm biofloc

Khi đàn bò trưởng thành, bà Khánh thường bán dần cho các thương lái và những người dân trong xã, trong huyện có nhu cầu mua làm thực phẩm trong dịp Tết, chứ không nuôi dàn trải với số lượng lớn trong chuồng. Bà Khánh chia sẻ làm như vậy, để đảm bảo đầy đủ thời gian chăm sóc và nguồn thức ăn vỗ béo cho đàn bò và tính đến hiệu quả kinh tế.

Hiện tại, trong trang trại bà Khánh nuôi 30 con bò giống địa phương được nuôi theo kiểu nhốt chuồng, nên đàn bò của gia đình bà phát triển rất khỏe mạnh và béo. Trung bình 1 con bò trưởng thành, bà bán ra thị trường trong dịp Tết với giá hơn 13 triệu đồng/con.

“Giá cả thịt bò thương phẩm trên thị trường hiện nay luôn đạt ở mức cao, không hay tụt giá như các vật nuôi khác nên tôi không sợ thua lỗ. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi có lãi khoảng 150 triệu đồng từ việc nuôi bò và bán phân chuồng. Tôi dự tính thời gian tới sẽ nuôi thêm vài chục con lợn mán để bán trong dịp Tết. Bởi vào Tết nhiều khách hàng muốn mua về làm lợn quay hoặc quà biếu, nên có thể bán được với giá cao"- bà Khánh khẳng định. Tag: bệnh trên tôm thẻ

Nguồn: danviet.vn/nha-nong/nuoi-bo-ban-tet-nong-dan-sam-xe-sang-nha-lau-948540.html