Hiện nay, nông dân hai huyện Ninh Sơn và Bác Ái (Ninh Thuận) mở rộng diện tích trồng sắn lên hàng nghìn ha. Tuy nhiên, do nhiều hộ tự mua hom giống trôi nổi trên thị trường có mang mầm bệnh và không được kiểm định thực vật đưa về trồng, dẫn đến xuất hiện bệnh khảm lá trên cây sắn khi xuống giống trồng từ 20-30 ngày tuổi, đã gây nhiều thiệt hại cho nông dân nơi đây.


Vụ sắn đông xuân năm 2018 - 2019, hộ chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn, đầu tư 40 triệu đồng trồng 2,2ha, nay thu hoạch chỉ được gần ba tấn củ sắn, bán cho thương lái bảy triệu đồng. Chị Hoa cho biết, mọi năm, năng suất bình quân từ 25-30 tấn/ha. Vụ này, khi xuống giống khoảng 30 ngày thì phát hiện cây sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, mặc dù tìm đủ cách để diệt trừ, nhưng đến khi thu hoạch thì hơn 70% diện tích cây sắn không có củ hoặc củ sắn rất nhỏ.

Tương tự, hộ chị Huỳnh Thị Kim Thuận trồng sáu sào (6.000m2), do ruộng sắn nhiễm bệnh khảm lá, thu hoạch chỉ được 300 kg củ sắn, bán cho thương lái được 200 nghìn đồng. Tag: tăng cường oxy đáy

Bà con cho biết, trước đây, dùng các giống thuần chủng của địa phương như: KM 94, KM 95, … cây sắn ít sâu bệnh. Năm nay, do trên địa bàn tỉnh thiếu nguồn giống, cùng lúc phát sinh nhiều hộ dân chuyển diện tích trồng mía sang trồng sắn; những hộ xuống giống sớm, phát hiện cây sắn bị bệnh đã nhổ bỏ rồi tự mua thêm giống HLS 11 và KM 140 của các đầu nậu lấy giống ở các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai… đem về bán để trồng dặm, trồng mới, sau 25 ngày thì phát hiện ruộng sắn bị nhiễm bệnh. Giờ thu hoạch, phần lớn diện tích cây sắn không có củ để tích trữ tinh bột, năng suất và chất lượng kém.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận, bệnh khảm lá trên cây sắn được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 5-2017 tại tỉnh Tây Ninh. Tính đến tháng 10-2018, bệnh này lan rộng và gây hại tại 12 tỉnh, thành phố trong cả nước, với tổng diện tích nhiễm bệnh gần 42 nghìn ha. Tag: thiết bị sục khí

Tại Ninh Thuận, trong tổng số 4.326 ha sắn trên địa bàn tỉnh, đã có hơn 442 ha trồng tại hai vùng trọng điểm là huyện Ninh Sơn và Bác Ái bị nhiễm bệnh khảm lá, bệnh xuất hiện chủ yếu trên giống sắn HLS 11 và KM 140 được trồng dặm trong vụ hè - thu năm 2018 và trồng mới vụ đông xuân năm 2019.

Bệnh khảm lá sắn được cơ quan chức năng xác định là do loại vi-rút có tên Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) gây ra, hiện tại không có thuốc phòng trừ đặc hiệu. Bênh lây lan rộng là do loài bọ phấn trắng đeo bám vào những cây sắn bị bệnh, hom sắn mang mầm bệnh, rồi bay sang truyền bệnh cho những cây khác. Khi bị nhiễm bệnh, năng suất giảm từ 30-40%.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận Phạm Dũng cho biết, chúng tôi đã khuyến cáo bà con tuyệt đối không lấy giống sắn ở những vùng bị nhiễm bệnh khảm lá để trồng trong niên vụ tiếp theo, nên chọn các giống sắn thuần chủng tại địa phương để sản xuất. Nông dân không nên trồng sắn hoặc các loại cây được xem là cây ký chủ của bọ phấn trắng như: cây thuốc lá, bông vải, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu, bí, khoai tây, ớt,… trên những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ. Để dập được bệnh khảm lá tại các ruộng sắn bị nhiễm bệnh đến 70% diện tích, nông dân cần chủ động nhổ, thu gom và tiêu hủy toàn bộ; các ruộng sắn có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây sắn, tận thu củ còn thân lá phải đem tiêu hủy. Cùng với đó, sử dụng bẫy dính vàng treo trên đồng ruộng để diệt bọ phấn trắng; những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn trắng bằng thuốc bảo vệ thực vật. Tag: thiết bị nuôi tôm

Nguồn:http://nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc...n-cay-san.html