các mẹ bầu thường lơ là cảnh giác, dẫn đến không điều trị kịp thời, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé. Tham khảo ngay thông tin hữu ích sau đây để có cách xử lý phù hợp ngay khi nhận được báo động đỏ
1. Đau bụng khi mang thai
Đa phần các trường hợp đau bụng khi mang thai đều không đáng lo. Tuy nhiên, khi đau bụng dữ dội đi kèm với ra máu âm đạo, choáng váng, chóng mặt, bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay.
Mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, sảy thai, sinh non, nhau bong non… đều là những biến chứng thai kỳ nguy hiểm, với biểu hiện ban đầu là đau bụng dữ dội. Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, những biến chứng này cũng sẽ gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.
2. Ốm nghén nặng
Ốm nghén là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến, xuất hiện ở 80% phụ nữ mang thai. Nhưng trong trường hợp mẹ bầu bị nôn mửa quá nhiều và không thể ăn bất cứ loại thực phẩm gì thì đây là trường hợp khá nguy hiểm.
Có khoảng 1-3% mẹ bầu sẽ gặp phải chứng ốm nghén nặng và nếu tình trạng không thuyên giảm cơ thể người mẹ sẽ bị mất nước, hạ huyết áp, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Lúc này, bạn cần nhập viện để được truyền các chất dinh dưỡng cần thiết, tránh xảy ra những biến cố nguy hiểm khác.
3. Thai máy bất thường
Bắt đầu từ tuần thứ 18 thai nhi đã phát triển ổn định, đôi khi còn rất “hiếu động”. Trong vòng 2 tiếng em bé có thể đạp vào bụng mẹ khoảng 20 lần, bé vận động cả ngày từ sáng đến tối. Thai nhi càng lớn càng cử động nhiều, điều này chứng tỏ bé đang phát triển rất tốt.
Nếu mẹ bầu cảm nhận số lần thai máy ít hơn hẳn hoặc không cử động thì rất có thể thai nhi đang gặp vấn đề. Có thể là do bé không được cung cấp đủ ôxy hay chất dinh dưỡng từ nhau thai khiến bé giống như “mất hết năng lượng”. Thai máy không ổn định là một dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý.
Đính kèm 106
>>> xem thêm: siêu âm thai 19 tuần tuổi
4. Khí hư và ngứa âm đạo
Do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm cho mẹ bầu ra khí hư, tuy nhiên nếu ra nhiều kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu thì đây là dấu hiệu của viêm âm đạo. Không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thai nhi như sảy thai, sinh non
5. Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều
Đây là hai triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2. Mẹ bầu luôn cảm thấy khát nước và phải thức giấc giữa đêm để uống thật nhiều nước. Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu đi nhiều lần hơn so với những người phụ nữ mang thai bình thường khác.
Nếu không kiểm soát lượng đường glucose thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá lớn dẫn đến thừa cân ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đồng thời nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như tiền sản giật, sẩy thai, thai chết lưu, sinh non… cũng tăng cao hơn bình thường. Do đó người mẹ cần phải kiểm tra định kỳ lượng đường trong máu để chủ động phòng ngừa và kiểm soát.
6. Ngứa ngáy kèm theo vàng da
Trong thời gian mang thai, do nội tiết tố thay đổi nên mẹ có thể bị ngứa ngoài da và điều này là hoàn toàn bình thường. Bất ổn xảy ra khi mẹ bị ngứa rộng khắp người đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân kèm theo bị vàng da thể nhẹ. Dấu hiệu này cảnh báo mẹ có thể đã bị ứ mật thai kỳ, đây là bệnh hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra.
Tuy bệnh không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ nhưng thai nhi có thể gặp những rủi ro như sinh non, thai chết lưu, thai nhi bị ngạt…Vì vậy mẹ bầu cần hết sức cẩn thận, khi có bất kì dấu hiệu nào bất thường nên đi khám càng sớm càng tốt.
7. Chảy máu chân răng
Giống như nhiều bộ phận khác bắt đầu “phình to” khi bạn mang thai, nướu răng cũng có xu hướng sưng to hơn. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone cơ thể, dẫn đến lưu lượng máu tăng cao, dễ làm nướu sưng, chảy máu khi đánh răng.
Tuy nhiên, nếu máu vẫn xuất hiện khi bạn không đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để tư vấn. Có thể bạn đang gặp phải vấn đề về răng miệng. Tuy chưa có bằng chứng cụ thể, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa viêm nướu và nguy cơ sinh non, thai nhi nhẹ cân cũng như một số biến chứng sức khỏe khác.
Vì vậy, nếu chảy máu và cảm thấy đau, bạn nên đến gặp nha sĩ ngay. Chuyên gia sẽ vệ sinh, loại bỏ mảng bám trên răng đồng thời hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng đúng cách.
8. Sưng và đau chân
Thai nhi càng lớn dần càng đòi hỏi lượng máu và chất dinh dưỡng càng nhiều. Đến tuần thứ 20 của thai kỳ, lượng máu lưu thông trong cơ thể mẹ bầu có thể tăng tới 50% so với bình thường. Cũng vì điều này, hầu hết các mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở chân và bàn chân. Mẹ không cần quá lo với trường hợp này. Mỗi khi đau nhức, bầu có thể nâng cao chân để dễ chịu hơn.
Mách nhỏ cho mẹ: Sưng phù không đáng lo, nhưng nếu đột ngột sưng mặt và tay, bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
9. Triệu chứng khi mang thai nguy hiểm: Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay khi thấy dấu hiệu này để đảm bảo an toàn. Trường hợp chảy máu kèm đau bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung. Chảy máu kèm chuột rút có thể là dấu hiệu sảy thai. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ, rất có thể mẹ đang gặp phải tình trạng nhau bong non.
Dù lý do gì, tốt nhất, mẹ bầu vẫn nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>> tham khảo: cách chữa bệnh viêm cổ tử cung