Viêm cơ mạc bàn chân nếu không khám sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm cơ mạc bàn chân.
>> khám cường giáp ở đâu
>> Dịch vụ thai sản trọn gói
Viêm cơ mạc bàn chân là gì?

Cơ mạc bàn chân là sợi dây chằng được gắn từ gót chân tới các ngón chân có nhiệm vụ hỗ trợ giúp bàn chân chuyển động dễ dàng, giảm thiểu sức nặng cơ thể cho bàn chân. Viêm cơ mạc bàn chân là tình trạng tổn thương sợi dây chằng, thường xảy ra ở phần nối của nó với gót chân. Viêm cơ mạc bàn chân khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, hạn chế vận động của bàn chân, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm cơ mạc bàn chân
Nguyên nhân
• Viêm cơ mạc bàn chân thường xảy ra ở người ít vận động hoặc vận động tăng đột ngột
• Do chấn thương, va đập
• Do mang giày quá cứng hoặc quá mềm, giày cao gót
• Người thừa cân, béo phì... có nguy cơ bị viêm cơ mạc bàn chân cao hơn những người có cân nặng bình thường.
• Giới tính và tuổi tác: Viêm cơ mạc bàn chân xảy ra ở nam nhiều hơn nữ và phổ biến ở độ tuổi từ 40-60 tuổi.
• Do cơ chân bất thường, gồm các dị tật ở chân
• Do công việc phải đứng nhiều.
Triệu chứng:
Tình trạng viêm cơ mạc bàn chân có thể xảy ở bất cứ vị trí nào trên lòng bàn chân, người bệnh có cảm giác đau nhức đặc biệt là khi đi lại. Khi bị viêm cơ mạc bàn chân, người bệnh thường cảm thấy đau đớn gót chân, lòng bàn chân từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng của bệnh thường xảy ra vào buổi sáng, sau khi thức dậy và giảm dần trong ngày.

Điều trị viêm cơ mạc bàn chân như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, khi có các triệu chứng bệnh nêu trên, người bệnh nên đến các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách. Tùy vào tình trạng viêm cơ mạc bàn chân của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất.
Điều trị viêm cơ mạc bàn chân có những phương pháp như siêu âm trị liệu lòng bàn chân, chạy sóng ngắn kết hợp vật lý trị liệu. Bên cạnh việc thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần tránh tất cả các hoạt động mạnh có thể tổn thương bàn chân, nên mang giày dép thấp, thoải mái và nghỉ ngơi điều độ.
Lưu ý: Siêu âm trị liệu có thể làm tăng hoạt động của tế bào, giãn mạch, giảm viêm, giảm đau cho người bệnh.

Chuyên khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và điều trị nhiều bệnh lý xương khớp khác nhau. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ các nước có nền y tế phát triển, việc khám và điều trị các bệnh xương khớp sẽ đạt hiệu quả tối ưu nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đăng ký khám bệnh xương khớp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, các bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài của Bệnh viện, điện thoại 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 97 0909.