Với ý tưởng cung cấp nguồn thịt lợn sạch cho khách hàng, lão nông Đặng Văn San, dân tộc Dao, thôn Tả Ngảo (xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), đã thành công với trang trại nuôi lợn rừng. Từ nuôi loài lợn lông như chổi xể này, mỗi năm ông San đút túi 150 triệu đồng.
Sự kiện:
Đọc thêm:https://phuclongintech.vn/

Kinh Doanh
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất miền biên viễn khó khăn thôn Tả Ngảo, xã Bản Qua, lão nông Đặng Văn San đã từng trải và chứng kiến cảnh nghèo khổ, vất vả của bà con nơi đây. Bởi vậy, ngay từ nhỏ lão San đã nung nấu ý tưởng làm giàu trên chính quê hương mình để có cuộc sống ấm no hơn.

Chuồng trại lợn rừng của lão San được phân thành nhiều khu, khu nuôi lợn nái, khi nuôi lợn thịt.
Có mặt tại trang trại lợn rừng nổi tiếng nhất xã Bản Qua, vợ chồng lão San đang tất bật dọn dẹp chuồng trại. Nhìn thấy khách lạ đến chơi, lão tay bắt mặt mừng mời chúng tôi vào nhà thưởng thức ly trà ấm. Lão San có dáng người đậm, bắp tay, bắp chân săn chắc như những cây đại thụ giữa núi ngàn Tây Bắc.

Ông San tâm niệm: Vì mục đích lợi nhuận, hiện nay lợn nuôi ở ngoài thị trường được người chăn nuôi cho ăn cám cò, thuốc tăng trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nên tôi muốn nuôi lợn rừng để cung cấp nguồn thực phẩm sạch đảm bảo cho mọi người.
Dẫn chúng tôi ra tham quan trang trại lợn rừng của mình, lão San kể: Sau khi lập gia đình, vợ chồng tôi làm ngày làm đêm mà cuộc sống vẫn thiếu thốn trăm bề. Tính kế làm giàu nhưng thiếu vốn nên không biết bắt đầu từ đâu. Thấy nhiều người bảo muốn trở thành triệu phú hãy nuôi những con đặc sản như Nhím, Dúi, Dế nên tôi cũng đánh liều bán đất, vay mượn bạn bè người thân làm theo. Nhưng do chưa có kinh nghiệm chăn nuôi và đầu ra không ổn định nên tôi thất bại toàn tập và trở về con số không.

Thấm thía câu nói “Thất bại là mẹ thành công” mà các cụ đã đúc kết từ ngàn xưa, lão San không nản chí mà quyết tâm lấy đó làm động lực tìm lối đi sáng suốt hơn.
Theo lão San, đọc sách, theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng có uy tín là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. “Trong một lần tình cờ xem tivi, tôi thấy ở Ba Vì (Hà Nội) nhiều nông dân ăn nên làm ra nhờ nuôi lợn rừng. Năm 2012, tôi vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Bát Xát 30 triệu đồng và xuống Ba Vì mua 5 con lợn rừng (1 con đực, 4 con cái) về nuôi” – ông San bộc bạch.




Tiếng lành đồn xa, mấy năm trở lại đây, cứ vào dịp lễ, Tết, thương lái đánh xe ô tô lên tận chuồng ông San để mua lợn rừng.
“Để đàn lợn phát triển tốt, khâu quan trọng nhất là vệ sinh và chọn giống. Giống lợn tốt bên ngoài có hình thể cân bằng, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon gọn, nhanh nhẹn, không có tật; mỗi ngày dọn vệ sinh 2 lần (sau bữa sáng và bữa chiều tối); một tháng phun khử trùng một lần, nếu có dịch một tuần phun một lần; rắc vôi bột trên nền chuồng; phát quang, dọn thực bì quanh chuồng trại ra xa tránh chuột vào ăn thức ăn thừa truyền dẫn virus cho đàn lợn” – ông San chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn rừng, kỹ thuật nuôi lợn rừng.