Người xưa có câu “một nghề thì sống, đống nghề thì chết” nhưng với ông Vũ Văn Thính, thôn Thái Võ (xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) lại không như vậy. “Ôm” cả đống nghề, từ nuôi lợn, nuôi gà, trồng cây ăn quả, trồng rừng đến buôn bán con giống mà ông Thính “phất lên” thành tỷ phú.

Tấc đất, tấc vàng

Tới Km45, Quốc lộ 70 (đoạn chạy qua thôn Thái Võ) hỏi thăm đường vào nhà ông Thính, chúng tôi được một bác nông dân tốt bụng chỉ vào một ngõ nhỏ rồi nói “Các anh cứ đi tận cùng cái ngõ này sẽ tới nhà ông Thính”.

Đúng như lời chỉ dẫn, nhà ông Thính ở cuối con ngõ nhỏ. Khi chúng tôi đến, ông Thính đang dặn dò mấy phụ nữ làm công, nhớ bỏ phân cho những cây chuối chậm lớn. Xong xuôi mọi việc, ông ân cần tiếp đón chúng tôi. Ngôi nhà cấp 4 vách gỗ, lợp ngói đỏ đơn sơ, mộc mạc như chính bản thân ông vậy.


Chỉ tay sang đồi quế cách nhà vài bước chân rồi lại chỉ sang mảnh đồi bên trái phủ kín màu xanh của hàng nghìn cây chuối, ông Thính cười hiền bảo: “Gia đình có tất thảy 10ha đất sản xuất, trong đó có 3ha trồng chuối, 4ha trồng cây quế, cây mỡ và 3ha trồng cây ăn quả kèm chuồng trại chăn nuôi lợn, gà. Phần lớn diện tích này là gia đình tôi mua thu gom lại của người dân trong thôn...”. Tag: may quat nuoc

Nói rồi ông Thính kể lại cái thời bĩ cực của gia đình. Năm 1979, ngôi nhà ở xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng) của gia đình ông bị cháy, cũng là thời điểm quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc nước ta, vợ chồng ông tay xách, nách mang, bế cô con gái đầu lòng chuyển về thôn Thái Võ, xã Xuân Quang định cư.

Hồi đó, từ Quốc lộ 70 vào nhà ông bây giờ chưa có người ở. Ông không ở mặt đường mà vào quyết định vào nơi đồi không mông quạnh để lập nghiệp. Ông chọn cái hẻm núi cỏ dại, tre nứa mọc um tùm để lập nghiệp bởi chỉ có những mảnh đất như thế mới chưa có ai nhận và canh tác.


Vợ chồng ông Thính dựng cái nhà nứa ở tạm, rồi ngày đêm khai phá, cải tạo đất bên trong cái hẻm núi để cấy lúa, trồng rau, kiếm kế sinh nhai.

“Nhớ lời dạy của ông cha “tấc đất tấc vàng”, tôi bàn với chồng đổi 2 chỉ vàng mà mẹ đẻ cho tôi khi lập gia đình, lấy mảnh đồi của người dân lấy đất sản xuất. Hồi ấy khó khăn, cơ cực lắm, 2 vợ chồng động viên lẫn nhau cùng cố gắng. Có hôm mát trời, vợ chồng tôi để con gái đầu lòng mới vài tháng tuổi nằm trên giường, tranh thủ đi phát nương vào buổi tối. Khi về thấy con khóc oe oe trên giường, tôi vội kiểm tra mới phát hiện móng chân của con bị chuột cắn cụt” – bà Đào Thị Vuông (vợ ông Thính) ngồi bên cạnh bồi hồi xúc động nhớ lại.

Hai vợ chồng ông lao động bất kể ngày đêm, không ngưng nghỉ, hết trồng lúa rồi lại chuyển sang trồng mía, trồng dong giềng. Kinh tế của gia đình ông cũng ngày một tấn tới, khó khăn vơi dần qua năm tháng. Dành dụm, tích lũy được món tiền khá khá, vợ chồng ông lại đầu tư mua đất đồi để sản xuất. Đến nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của gia đình ông lên tới 10ha. Tag: quạt nước nuôi tôm

“Làm nông nghiệp có nhiều rủi ro nên tôi chọn phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Trước đây kinh tế gia đình tôi chủ yếu là từ trồng trọt, trong đó mía là cây chủ lực. Từ năm 2013 trở về trước, năm nào gia đình tôi cũng cung cấp ra thị trường được 10 tấn đường. Khi sản phẩm đường mất giá, gia đình tôi lại chuyển diện tích mía sang trồng cây ăn quả và xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng rừng” – ông Thính nói.


Thành tỷ phú từ nuôi gà thả đồi

Năm 2014 ông Thính bắt đầu bén duyên với nghề nuôi gà. Ông làm chuồng trại ở tít trên ngọn đồi. Nắm bắt xu thế của thị trường, ông Thính chọn nuôi giống gà lai chọi. Đó là giống gà lai chọi do Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Giống gia cầm Minh Dư nằm tít trong Bình Định sản xuất và giống gà Lượng Huệ Hải Phòng.

Dẫn chúng tôi lên thăm khu nuôi gà, ông Thính không quên mang theo thức ăn cho chúng. Người đàn ông 62 tuổi này nhẹ nhàng nhấc từng bao cám ngô lên xe đẩy ra chân đồi để đưa lên đỉnh. Ra tới nơi, ông nhấc bổng bao cám đặt lên chiếc kệ gỗ khá rộng. Chiếc kệ này được lắp 4 bánh sắt đặt trên 2 đường ray sắt nối dài lên đến tận đỉnh.

Ông Thính giới thiệu: Đây là hệ thống tời được điều khiển lên xuống bằng công tắc điện. Chiếc tời này có thể kéo được cả tấn hàng. Mọi hoạt động lên xuống đều nhờ vào chiếc tời này. Nếu không có nó, đi người không lên tới đỉnh cũng bở hơi tai chứ đừng nói đến mang vác hàng. Tag: quạt nước tạo oxy ao tôm

Thấy chúng tôi lưỡng lự bước lên kệ gỗ, ông Thính cười trấn an: “Các chú cứ yên tâm ngồi lên không sao đâu. Ngày nào chúng tôi chẳng đi. Cái kệ này được thiết kế hợp lý, cân bằng cả khi lên dốc và xuống dốc. Nó còn được lắp đặt cả phanh hãm. Chi phí lắp đặt hệ thống tời này lên đến vài chục triệu đồng chứ có ít đâu”.

Đúng như lời ông Thính nói, chỉ vài phút sau, chúng tôi đã có mặt trên đỉnh đồi mà không mất giọt mồ hôi nào. Tại đây, đập vào mắt chúng tôi là những chuồng gà được xây dựng khá khoa học, bài bản trên sườn đồi. Cái nào, cái nấy cũng ngay ngắn, chắc chắn.

“Từ khi nuôi gà đến nay, năm nào tôi cũng trúng quả. Đậm nhất là 2 năm đầu tiên, mỗi năm thu lãi cả tỷ đồng từ bán gà ra thị trường. Đàn gà của gia đình luôn sinh trưởng và phát triển tốt. Chúng được đi lại thoải mái trong khu đồi của gia đình” – ông Thính cho hay.

Qua câu chuyện với ông Thính, chúng tôi được biết mỗi năm ông nuôi khoảng 2 vạn con gà lai chọi. Tháng nào ông cũng nhập khoảng 2.000 con giống về nuôi. Khi nhập con giống về, vợ chồng ông chăm sóc chúng cẩn thận trong chuồng úm. Gà con được tiêm, nhỏ đầy đủ các loại vắc xin.

“Nuôi giống gà lai chọi này chỉ vất vả trong vòng 45 ngày đầu, tức là từ khi nhập giống đến khi gà con được 1,5 tháng tuổi. Trong khoảng thời gian này phải tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh cho chúng. Sau 1 tháng nuôi trong chuồng úm, gà được đưa sang chuồng nuôi thả tự do” – bà Vuông-vợ ông Thính cho biết thêm.

Trong thời gian úm gà, ông Thính cho gà con ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp. Sau đó, ông trộn cám công nghiệp với bột ngô cho gà ăn tháng thứ 2. Từ tháng thứ 3 trở đi, ông cho ăn hoàn toàn bằng bột ngô.

Theo ông Thính, để đảm bảo cho đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, thức ăn, nước uống cho gà phải sạch sẽ. Đặc biệt, thức ăn không được ôi thiu, nấm mốc…

Ngoài ra, khâu vệ sinh chuồng trại cũng vô cùng quan trọng. Nền chuồng trại được ông Thính rải vỏ trấu và rắc men vi sinh, cứ 2 tháng hót dọn một lần. Bên cạnh đó, 1 tuần ông phun thuốc khử trùng 2 lần cho chuồng trại. Vào mùa mưa, ông Thính rắc vôi bột lên toàn bộ diện tích đồi thả gà.

Cũng nhờ đó mà khu nuôi gà của ông Thính tuyệt nhiên không có mùi hôi mặc dù đàn gà của ông lúc nào cũng lên đến hàng nghìn con.

Chăn nuôi theo kiểu gối vụ nên ngày nào ông Thính cũng bán ra thị trường hơn 1 tạ gà. Mỗi năm, bán ra thị trường 2 vạn con gà thịt, trọng lượng bình quân 2,5kg/con, với giá khoảng 80.000 đồng/kg, ông Thính thu trên dưới 4 tỷ đồng. Trừ chi phí, ông còn lãi 600.000 đồng/năm.

Ngoài nuôi gà, ông Thính còn nuôi lợn nái, lợn thương phẩm, trồng chuối, trồng cây ăn quả, trồng rừng. Tổng các nguồn thu, mỗi năm ông Thính cũng có trên dưới 1 tỷ đồng tiền lãi.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thính còn tận tình giúp đỡ các hộ nghèo trong thôn, trong xã về giống, vốn, kỹ thuật chăn nuôi gà lai chọi. Cụ thể, ông Thính bán gà giống chịu cho hàng trăm hộ dân ở nhiều xã trong huyện Bảo Thắng.

Năng động trong phát triển kinh tế gia đình, nhiều năm liền ông Thính được Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen. Năm 2018, ông Thính vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp đỡ nhiều hộ dân xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động tại địa phương.

Nguồn: danviet.vn/nha-nong/lam-giau-khac-nguoi-mot-nghe-thi-song-dong-nghethanh-ty-phu-1000084.html