Sàn mái của ngôi nhà luôn là khu vực thường xuyên hứng chịu mọi sự tác động của thời tiết nên ở những khu vực này rất dễ xảy ra hiện tượng nứt nẻ. Vì vậy công tác xử lý chống thấm nứt sàn mái luôn phải thực hiện triệt để, đồng thời nên áp dụng công nghệ bơm keo sâu bên trong bê tông để bịt kín được tất cả rạn nứt bên trong bê tông trần nhà, đồng thời vật liệu cũng là loại keo chống thấm đàn hồi tốt, có tác dụng trương nở ra khi gặp nước.

Hiện nay việc nứt, gãy trần mái nhà thường rất phổ biến, nguyên nhân là do thợ thi công đan thép thiếu, lún do kết cấu, đổ bê tông chưa đúng kỹ thuật, mác bê tông không đạt chuẩn .... Nhưng bê tông bị rạn nứt chân chim thì nguyên nhân chủ yếu là bê tông sàn mái bị sốc nhiệt gây ra rạn nứt bê tông chân chim, yếu tố nắng mưa đột ngột gây ra việc sốc nhiệt trên. Nên khi mưa nước thấm qua các mạch vữa gạch lát trần xuyên qua lớp vữa trát, qua các vết rạn nứt xuống bên dưới trần.


Là một đơn vị chuyên thi công chống thấm đã từng bước áp dụng cũng như sáng tạo những biện pháp xử lý việc chống thấm nứt sàn mái, cũng như bảo vệ bê tông sàn mái bằng các công nghệ hiện đại nhất. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu quy trình xử lý nứt trần mái nhà như sau:

Quy trình xử lý vết nứt trần nhà:

A. Vật liệu sử dụng:

+Keo PU 888, PU 999, PU 3103: Sử dụng để bơm vào bên trong vết nứt

+ Vữa chống thấm đàn hồi sika latex

B. Quy trình thi công:

- Rò tìm vết nứt để xác định vị trí và mức độ thấm để bơm keo epoxy và xử lý hiệu quả nhất.

- Khi đã xác định vết nứt gây thấm nặng nhất nên khoanh lại để xác định vị trí bơm hiệu quả.

- Đục tẩy rộng vết nứt ra cho đến lớp bê tông sau đó tiến hành khoan để gắn kim. Các lỗ khoan thường từ 10 - 15 cm.

- Gắn kim bơm keo tại dọc theo vị trí nứt trần mái nhà, sau đó trát vữa chống thấm Latex dọc toàn bộ các vị trí gắn kim.

- Đợi sau khi vết trám đã khô tiến hành bơm keo PU 888 vào sâu trong vết nứt.

- Sau khi keo khô tiến hành tháo kim và trám vá lại bằng vữa Latex.

- Quét toàn bộ vết nứt bằng vữa chống thấm để hoàn tất việc chống thấm sàn mái nhà.