Những ngày vừa qua nhiều người dân đã nhận được tin nhắn cảnh báo về phòng chống sốt xuất huyết (SXH) được gửi đến từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Nội dung tin nhắn như sau: Trước tình hình dịch bệnh SHX đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, TP trên cả nước, Bọ Y tế khuyến cáo người dân hãy lật úp các dụng cụ chứa nước, thu gom, loại bỏ các vật phế thải nơi muỗi đẻ trứng để phòng bệnh SXH.


Bất ngờ nhận được tin nhắn, nhiều người dân cho biết, họ thấy rất lo sợ nên đã thông báo đến toàn thể các thành viên trong gia đình rà soát lại trong nhà các dụng cụ chứa nước, chỗ nước đọng nhằm đề phòng muỗi có nơi trú ngụ, sinh sản, gây bệnh SXH.

Liên quan đến tình hình dịch, theo báo cáo của ngành Y tế, dịch đang có nguy cơ bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay với 105.000 ca mắc trên cả nước, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2018 và đã làm hơn 10 người tử vong. Do đó, nếu người dân có dấu hiệu sốt cao kèm đau đầu, đau mỏi toàn thân... thì nên nghĩ đến SXH đầu tiên, tránh chủ quan cho rằng cảm sốt thông thường. Tag: phong chong moi cong trinh

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, muỗi lây bệnh SXH là muỗi vằn cái, đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Loại muỗi gây bệnh SXH không đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt trên 20ºC.

Các chuyên gia dự báo dịch bệnh SXH trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc bệnh tại nhiều địa phương. Nguyên nhân là do diễn biến bất lợi của thời tiết, xen kẽ các đợt nắng nóng kéo dài và các đợt mưa lớn làm cho muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh. Do vậy, người dân không được chủ quan trong phòng chống dịch bệnh.

Về điều trị bệnh SXH, ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đa số bệnh nhân SXH không có biến chứng nặng song một số trường hợp hiếm gặp là xuất huyết não. Do vậy, nếu bệnh nhân không có dấu hiệu nặng thì có thể theo dõi cho điều trị ngoại trú, mỗi ngày tái khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện. Còn nếu bệnh nhân có những dấu hiệu cảnh báo SXH, hoặc các trường hợp có nguy cơ cao thì mới nhập viện. Tag: diet chuot sieu thi nha hang

Bên cạnh đó, ông Kính cảnh báo, thực tế cho thấy có một số bệnh nhi khi nhập viện đã bị sốc sốt xuất huyết rất sâu, khiến cho công tác điều trị rấtkhó khăn. Vì vậy, cần phải có sự chẩn đoán bệnh sớm, để có chiến lược theo dõi đúng và kịp thời. Thông thường, trẻ bị sốc là do máu cô đặc quá, nên phụ huynh không được tự ý điều trị cho trẻ, mà cần đưa đến các cơ sở y tế để được theo dõi.

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, vừa qua Bộ Y tế đã chỉ đạo thành lập 8 đoàn kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại 20 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Để hạn chế ca mắc, tử vong và khống chế dịch sốt xuất huyết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng ban hành Chỉ thị tăng cường phòng chống dịch, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài.

Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, các phương tiện cần thiết cho việc chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết; hỗ trợ cán bộ tuyến dưới trong công tác tập huấn, chẩn đoán, điều trị bệnh; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát công tác phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống véctơ tại các tỉnh, thành phố trong khu vực được giao quản lý. Tag: cach diet con trung trong nha

Nguồn: haiquanonline.com.vn/bo-y-te-nhan-tin-keu-goi-nguoi-dan-phong-chong-dich-sot-xuat-huyet-109544.html