Bên cạnh một số loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh, những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã mạnh dạn lựa chọn con ong là vật nuôi phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo.

Hiệu quả kinh tế cao

Nhắc đến hiệu quả kinh tế mang lại từ nuôi ong ở Sơn Tây, không thể không nhắc đến mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Kim Sơn. Nghề nuôi ong lấy mật xuất hiện đầu tiên ở xã Kim Sơn từ khoảng năm 1986 nhưng chỉ tự phát ở một vài hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nhận thấy những tiềm năng kinh tế mang lại từ ong, năm 2007 nhiều hộ nuôi ở Kim Sơn đã thành lập Câu lạc bộ nuôi ong lấy mật với 11 thành viên. Cũng từ đó, nghề nuôi ong ở Kim Sơn phát triển mạnh, nâng số lượng tổng đàn lên hơn 4.000 đàn ong, chủ yếu là giống ong nội, sản lượng mật đạt khoảng 32.000 - 35.000 lít/năm.

Nhằm liên kết chặt chẽ để cùng hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, tháng 3/2018, Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn được thành lập với 30 hộ thành viên. Trung bình, mỗi hộ nuôi từ 80 - 200 đàn. Nhắc chuyện này, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn kiêm Tổ trưởng Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn Nguyễn Xuân Quyền tay khéo léo nhấc cầu ong ra khỏi tổ để kiểm tra vừa cho biết, hiện gia đình ông đang nuôi 150 tổ, trung bình mỗi năm cũng cho thu nhập gần 200 triệu đồng. Tag: diet con trung tai nha


Theo lời ông Quyền, nghề nuôi ong khá đơn giản, cơ bản người nuôi chỉ cần am hiểu về đặc tính của ong như xây tổ, chia đàn, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Một kinh nghiệm cần chú ý là, các đàn ong thường cho mật chủ yếu vào mùa hoa từ tháng 4 - 6 hàng năm, đây là những tháng có chất lượng mật cao nhất, do các loài hoa nở rộ vào giai đoạn này. Màu mật ong cũng theo từng loại hoa, như mật ong hoa nhãn thì đỏ đậm, mật ong hoa vải thì vàng óng…

Ông Nguyễn Văn Hòa, thành viên Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn khẳng định: Nuôi ong mật là một nghề không bao giờ lỗ. Với diện tích đất vườn của gia đình, ông Hòa đã thử nghiệm nhiều mô hình nuôi trồng, từ gà, vịt, ngan, lợn, cho đến ong… Hiện nay gia đình ông đang chăm sóc 1 đàn gà với 250 con và hơn 100 thùng ong. So với các con vật khác, mức độ rủi ro từ việc nuôi ong là rất thấp. Dù thời tiết không ổn định khiến sản lượng mật thu hoạch được ít thì người dân vẫn giữ được tổ và ong giống. Riêng việc bán ong giống cũng giúp hộ gia đình thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tag: diet moi tai nha gia re

Theo thống kê, tính riêng năm 2018, tổng sản lượng mật ong của Tổ liên kết thu được hơn 30 tấn, tương đương gần 40.000 lít. Hiện, giá mật ong Kim Sơn đang được bán từ 220.000 – 250.000 đồng/lít, nguồn thu nhập thường xuyên từ 150 – 800 triệu đồng/hộ/năm.

Tăng cường quảng bá thương hiệu

Có thể nhận thấy một điều rằng, chính sự phát triển của nghề nuôi ong mật đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận người nông dân xã Kim Sơn. Qua đó, đóng góp vào thành tích chung về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người dân trên địa bàn xã đã đạt trên 41 triệu đồng/năm.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới giảm còn gần 1,7%. Chia sẻ về vấn đề này, bà Lê Thị Chính - Chủ tịch UBND xã Kim Sơn cho biết: Từ một xã còn nhiều khó khăn, chỉ đạt và cơ bản đạt 7/19 tiêu chí, sau 7 năm nỗ lực phấn đấu xây dựng nông thôn mới, xã Kim Sơn đã đạt những thành quả đáng khích lệ. Cụ thể, 100% giao thông nội đồng và đường trục xã, liên xã, liên thôn đã được nhựa hóa, bê tông hóa…; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn đạt 99,8%.

Toàn xã có 5/7 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa, 7/7 nhà văn hóa thôn được nâng cấp, cải tạo và xây dựng công trình phụ trợ; Trung tâm văn hóa - thể thao xã và dự án khu vui chơi xã đang được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao, sinh hoạt cộng đồng. Hệ thống trường học được xây dựng mới khang trang với các Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kim Sơn đạt chuẩn quốc gia, trường mầm non đang được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu dạy và học của địa phương. Kim Sơn cũng thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, đồng thời xây dựng các mô hình phát triển kinh tế như: Nuôi ong lấy mật, chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, trồng bưởi, nấm… Tag: diet con trung co quan xi nghiep

Nói sâu về nuôi ong lấy mật, để nâng cao hiệu quả mô hình trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Tổ liên kết nuôi ong. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế nông nghiệp năm 2019 của địa phương. Theo đó, cùng với tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn sản xuất mật ong bảo đảm an toàn thực phẩm, địa phương sẽ hỗ trợ nhân cấy nghề nuôi ong, nhất là cho các hộ có điều kiện khó khăn.

Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh đánh giá, nghề nuôi ong mật không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn ít rủi ro và ổn định hơn so với những giống vật nuôi khác. Để hỗ trợ nhân rộng mô hình, năm 2017, thị xã Sơn Tây đã hỗ trợ Kim Sơn 300 đàn ong và 1.000 vỏ thùng ong. Hiện tại, cùng với Kim Sơn, một số xã, phường khác như Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ… cũng đang học tập và mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật.

Theo Trưởng phòng Kinh tế thị xã, cùng với việc tập trung mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật ở Kim Sơn, thị xã Sơn Tây đang đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu tập thể “Mật ong Sơn Tây”, nhằm nâng cao giá trị cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

Được biết, sản phẩm mật ong tại Kim Sơn có chất lượng tốt, song để thị trường tiêu thụ ổn định, mong muốn lớn nhất của các hộ nuôi ong là nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của các cấp chính quyền Thành phố trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Nguồn: laodongthudo.vn/nhan-rong-mo-hinh-nuoi-ong-lay-mat-95722.html