1. Setup quán cà phê cho người mới bắt đầu, nên làm gì?
Đọc thêm: kinh nghiệm mở quán cafe
Trước tiên anh chị phải biết rằng việc chưa có kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó là điều hết sức bình thường và không quá quan trọng. Điều quan trọng là phải biết tìm hiểu, trau dồi những kiến thức về lĩnh vực đó, từ đó anh chị mới có thể làm tốt công việc của mình.
Với việc mở quán cà phê cũng vậy, điều mà mỗi chủ quán cần làm trước khi mở quán đó là bổ sung nâng cao kiến thức của bản thân.
Đối với kinh doanh đồ uống nói chung và kinh doanh quán cafe nói riêng thì những lĩnh vực chuyên môn sâu là điều mà mỗi người chủ đều cần phải có để điều hành sự phát triển quán cafe của mình.
9 kỹ năng cần có khi kinh doanh quán cafe
  • Kỹ năng kế toán
  • Quản lý nhân sự
  • Quản lý hàng tồn kho
  • Khả năng quản lý tổ chức
  • Marketing
  • Kỹ năng quan hệ, giao tiếp với nhà cung cấp
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Hiểu biết về bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong ngành pha chế
  • Khả năng về pha chế






Với những kỹ năng này anh chị có thể thấy thật quá tải nếu mình phải tự học trau dồi kiến thức của tất cả các mảng chuyên môn này trong thời gian ngắn. Nhưng đừng lo lắng vì những kỹ năng này thực chất có giao thoa với nhau, ví dụ kỹ năng kế toán cũng sẽ giúp anh chị có kiến thức và khả năng quản lý hàng tồn kho tốt hơn đấy.
Nhưng làm thế nào để có được những kiến thức chuyên sâu này và phục vụ cho việc mở quán một cách hiệu quả nhất? Chúng tôi có lời khuyên sau đây: hãy kết hợp ba đề xuất sau và anh chị sẽ ngay lập tức sẵn sàng cho công việc kinh doanh của mình dù chưa hề có chút kinh nghiệm nào.
3 lời khuyên bổ sung kiến thức chuyên sâu phục vụ mở quán cà phê hiệu quả
  • Đầu tiên hãy tập trung bổ sung từng kỹ năng một. Với mỗi lĩnh vực kiến thức , anh chị có thể trau dồi bằng cách theo học các khóa học, đọc sách hoặc nói chuyện và xin lời khuyên từ những chuyên gia của lĩnh vực đó. Cụ thể đối với việc mở quán cafe thì các bạn phải học pha chế cafe thông qua tự học, học qua online, tham gia các khoá học về cafe.
  • Tiếp theo, nếu chưa thể nâng cao khả năng trong thời gian ngắn hạn, vậy thì hãy điều chỉnh kế hoạch, quy mô, mục tiêu… quán cafe của mình sao cho phù hợp với kiến thức hiện tại. Ví dụ nếu chưa hề có kinh nghiệm về kinh doanh cafe thì không nên ngay lập tức đầu tư vào chuỗi những cửa hàng, hãy bắt đầu với những cửa hàng nhỏ hơn.
  • Cuối cùng, hãy cân nhắc đến việc sử dụng các kỹ năng chuyên môn của người khác, tức là với lĩnh vực mình không hề giỏi, hãy thuê những người giỏi, đúng chuyên môn và họ sẽ làm việc tốt và hiệu quả hơn anh chị trong lĩnh vực đó. Ví dụ anh chị có thể thuê kế toán kiêm thu ngân cho cửa hàng mình.

2. 4 Bước setup quán cafe hoàn chỉnh cho người mới bắt đầu
Việc trau dồi kiến thức ở nhiều mặt là điều luôn cần thiết đối với các chủ cửa hàng cà phê, dù họ chưa hề có kinh nghiệm hay đã có những trải nghiệm nhất định. Nhưng kiến thức thôi là chưa đủ, để mở quán, setup quán cafe thì anh chị sẽ cần một quy trình đúng đắn và hiệu quả. Và cách setup quán cà phê dưới đây sẽ là gợi ý cho mọi người.














2.1 Đánh giá chính xác và trung thực khả năng hiện có trước khi setup quán cà phê
Điều đầu tiên các chủ quán cần làm trước khi bắt tay vào kinh doanh quán cà phê đó là xem xét và đánh giá trung thực khả năng, trải nghiệm và kiến thức hiện có của mình.
Hãy xem xét lại danh sách các kiến thức cần có ở phần trên, trong số các mục được đề cập thì mình đã có những kinh nghiệm và kiến thức gì? Hãy chú ý xem xét nghề nghiệp hiện tại, lĩnh vực chuyên môn của mình có thể giúp ích gì cho việc mở quán cà phê?
Đây là bước khá quan trọng để anh chị có thể vạch ra được hướng đi và quy trình đúng đắn cho sự phát triển của cả bản thân anh chị và cả của quán cà phê.
2.2 Đầu tư để tăng cơ sở kiến thức và kinh nghiệm của bản thân
Một khi anh chị đã nắm rõ vị trí hiện tại của bản thân, tiếp theo hãy ngay lập tức tìm kiếm các phương thức để bổ sung kiến thức và chuyên môn mà mình còn thiếu..
Anh chị có thể tham gia các khóa học, như khóa học về pha chế, khóa học về tư duy kinh doanh, hoặc tham dự các cuộc hội thảo, đọc sách và sử dụng các nguồn lực khác để giúp anh chị mở rộng tri thức của mình. Điều này có thể bao gồm cả việc tìm và nghe các cuộc phỏng vấn về khởi nghiệp kinh doanh quán cà phê.
Đạt được kiến thức anh chị cần cho việc kinh doanh quán cà phê là quan trọng. Nhưng việc kinh doanh cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tế. Nếu sống trong môi trường đô thị, anh chị có thể có nhiều cơ hội hơn để có được trải nghiệm thực tế. Anh chị có thể làm việc tại một quán cà phê hoặc nhà hàng, hoặc có thể ghé thăm các quán cà phê rang xay, tham dự hội thảo,… Nếu sống ở một nơi vắng vẻ hơn, không có nhiều sự lựa chọn, anh chị sẽ cần đi xa để được tiếp xúc với những trải nghiệm cần thiết.
Anh chị có thể thành thạo trong kinh doanh, kế toán, hoặc phục vụ cà phê, nhưng sự thật nếu là một chủ doanh nghiệp, anh chị sẽ cần phải thành thạo ở nhiều thứ khác nữa. Và thực tế là ai cũng buộc phải học tất cả chúng ở một mức độ nào đó.
Ví dụ: giả sử anh chị là một nghệ nhân pha chế xuất sắc – nhưng không biết gì về tài liệu kế toán hoặc tài chính thì việc điều hành một quán cà phê phát triển bền vững là điều không tưởng. Hoặc nếu muốn thuê một người quản lý hay nhờ ai đó giúp về thuế thì anh chị sẽ vẫn cần phải biết “cái gì đó” về kế toán.
Nếu không tìm hiểu và mở rộng cơ sở tri thức của mình thì cuối cùng anh chị sẽ đặt toàn bộ công việc kinh doanh của mình vào tình trạng rủi ro. Vì vậy, hãy bắt đầu sớm – tìm hiểu và liên tục phát triển kiến thức của bản thân, và đừng quên học hỏi kinh nghiệm từ các chủ cửa hàng cà phê phát triển khác.












2.3 Trong quá trình setup quán cà phê cố gắng không phá vỡ ngân sách
Để có được tất cả những kiến thức chuyên môn kia là điều cần thiết, nhưng làm thế nào để học tập mà không vượt quá ngân sách cho phép? Hãy nhớ rằng anh chị đang có kế hoạch mở quán cà phê của riêng mình, vì thế hãy chú ý đừng chi tiêu lẹm vào tiền vốn cần thiết để mở quán.
Nếu số tiền cần bỏ ra để theo học tất cả các kiến thức trên quá cao, cao hơn nhiều so với khả năng ngân sách. Thì hãy cân nhắc rằng anh chị có rất nhiều cách để học tập ngoài việc theo học các đơn vị đào tạo chuyên nghiệp.
  • Anh chị có thể cân nhắc làm việc tại một quán cà phê hoặc nhà hàng – để có được trải nghiệm trực tiếp khi làm việc với khách hàng.
  • Ngoài ra có thể tham gia một hội thảo về kế toán hoặc sổ sách kế toán (thường được tổ chức tại các trường cao đẳng và đại học tại địa phương).
  • Hoặc hãy tìm cách trò chuyện với các chủ cửa hàng cà phê hay những người từng kinh doanh cà phê bán lẻ. Các kinh nghiệm thực tế sẽ đem lại rất nhiều kiến thức đấy.

2.4 Giữ vững niềm đam mê về kinh doanh cà phê như thuở ban đầu của mình
Anh chị có biết rằng khi anh chị quyết định “lao vào” và bắt đầu các công việc kinh doanh quán cà phê của mình, ah chị sẽ bị chi phối và ngập trong rất nhiều các quyết định và hành động khác.
Công việc cần quản lý rất nhiều rất có thể sẽ khiến anh chị quên mất niềm đam mê mà mục tiêu ban đầu của mình: phục vụ những cốc cà phê tuyệt vời cho khách hàng.
Đây mới là giá trị cốt lõi trong việc kinh doanh cửa hàng cà phê, các kiến thức, chuyên môn còn lại chỉ là cách thức để anh chị hoàn thành mục tiêu này, vì thế đừng vì chi phí, lợi nhuận hay những tác nhân khác mà quên đi mục tiêu cốt lõi này.
Hy vọng với những kiến thức và lời khuyên về cách setup quán cà phê khi chưa hề có kinh nghiệm gì trên đây của chúng tôi, sẽ giúp anh chị từ một người “hoàn toàn không có gì” trở thành một người khởi nghiệp kinh doanh cà phê thành công xuất sắc.