Việc phát triển nuôi cá biển có tiềm năng rất lớn; ngoài nuôi cá biển trong lồng bè ở vùng vịnh Nghi Sơn, các địa phương ven biển đã thực hiện thành công các mô hình nuôi cá biển trong ao đất bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tag: may suc khi


Tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng phát triển nuôi cá biển lớn, với diện tích vùng triều khoảng 4.000 ha, trải dài trên địa bàn các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và TP Sầm Sơn.

Từ lâu, nghề nuôi cá biển trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nuôi cá lồng ở khu vực vịnh Nghi Sơn (Tĩnh Gia) và một số ít hộ nuôi cá biển quy mô nhỏ ở ao đầm nước lợ. Hầu hết các hộ nuôi đa loài (nuôi kết hợp các loài với nhau trong cùng lồng/bè). Phần lớn đối tượng nuôi là các loại cá biển có giá trị kinh tế cao, như: Cá Vược mõm nhọn, cá Song, cá Hồng Mỹ, cá Giò, cá Mú... Các lồng được nuôi theo kiểu truyền thống, mỗi cụm lồng thường có 6 ô lồng nhỏ và lớn nhất có khoảng 16 ô lồng kết hợp lại. Các ô lồng liên kết bằng gỗ, luồng và được giữ nổi bởi 8-16 phao nhựa (loại 200 lít). Thời gian nuôi trong vòng 10 - 12 tháng cho thu hoạch. Năng suất đạt 5-9kg/m3 ô lồng, sản lượng hàng năm đạt từ 200 - 250 tấn. Tuy nhiên, nghề nuôi cá biển ở tỉnh ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, con giống chủ yếu được mua từ Trung Quốc nên mùa vụ nuôi thường bị động. Những năm gần đây, môi trường vùng vịnh Nghi Sơn bị ô nhiễm bởi các chất thải cùng với thời tiết mưa nhiều và nắng nóng kéo dài... dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá biển. Việc phòng và điều trị bệnh cá biển còn gặp nhiều khó khăn; dịch vụ sản xuất, cung cấp thức ăn cho nuôi cá biển chưa được chú ý phát triển. Hiện tại, thức ăn sử dụng trong nuôi cá biển chủ yếu từ nguồn cá tạp người dân tự khai thác được. Tag: máy sục khí ao tôm

Ông Đặng Văn Tý, xã Hải Thanh (Tĩnh Gia), người có thâm niên trong nghề nuôi cá biển theo hình thức ô lồng, cho biết: Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng gặp nhiều khó khăn, lồng nuôi cá kết cấu thô sơ, chủ yếu bằng cây gỗ, khả năng chịu sóng gió kém; con giống chưa đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm, cơ sở cung ứng giống chưa bảo đảm chất lượng, tỷ lệ hao hụt cao. Thức ăn nuôi cá là cá tạp nên chưa chủ động, khó bảo quản, dễ gây ô nhiễm môi trường khi nuôi tập trung; dịch bệnh xảy ra với tần suất ngày càng cao.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, khu vực vịnh Nghi Sơn chỉ nuôi tối đa 250 lồng theo kiểu truyền thống. Trong khi số ô lồng nuôi ở vùng vịnh Nghi Sơn mật độ rất dày và hiện khoảng 14.000 lồng. Theo ông Nguyễn Xuân Hưng, chuyên viên Phòng nuôi trồng Thủy sản - Chi cục Thủy sản, cho biết: Việc phát triển nuôi cá biển có tiềm năng rất lớn; ngoài nuôi cá biển trong lồng bè ở vùng vịnh Nghi Sơn, các địa phương ven biển đã thực hiện thành công các mô hình nuôi cá biển trong ao đất bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, các địa phương cần có kế hoạch quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt từ khu dân cư, từ các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá xung quanh vùng vịnh và các vùng bãi triều, cửa sông, biển. Các hộ nuôi tuân thủ kỹ thuật nuôi với chế độ thức ăn phù hợp ở liều lượng vừa tránh lãng phí, vừa tránh ô nhiễm nguồn nước nuôi, phòng bệnh định kỳ cho từng đối tượng nuôi..., bố trí các ô lồng và cụm bè nuôi hợp lý để tăng cường khả năng lưu thông nước. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu và có tính chất thường xuyên, định kỳ về nuôi cá biển. Các hộ nuôi cá lồng cần tổ chức tham gia liên kết để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Nuôi theo phương thức công nghiệp, tiên tiến, bảo đảm an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng biển xa bờ. Áp dụng phương thức nuôi quy mô công nghiệp, nuôi kết hợp các loài hải sản theo hình thức hữu cơ, sinh thái. Tag: máy tạo oxy ao tôm

Nguồn: baothanhhoa.vn/kinh-te/phat-trien-nghe-nuoi-ca-bien-co-gia-tri-kinh-te-cao/110813.htm