Thông thạo sửa máy photocopy là cả một quá trình dài học hỏi và tìm hiểu, tuy nhiên bước đầu tiên trong chu trình đó luôn là nắm được quy trình hoạt động của nó.Với các bạn sở hữu máy photocopy nhưng lại ở tại vùng xa xôi khó có thể gọi thợ sửa đến được thì kiến thức này cũng hữu ích giúp bạn có thể xử lý lỗi hư hỏng tại nhà.Dựa trên một chu trình hoạt động là đặc điểm chung của các loại máy hiện.
1.Drum hay “Trống”

Drum là bộ phận đảm nhận việc sao chụp trong máy photocopy, được cấu tạo bằng chất liệu nhôm, có dáng hình trụ nhỏ và dài.Drum còn được gọi với tên trống OPC vì bên ngoài được bao phủ bởi một lớp quang dẫn có chức năng giữ điện tích, tùy theo cường độ ánh sáng mà điện tích được xóa khác nhau, một lưu ý khi sửa chữa bộ phận này là không được để ánh sáng mặt trời chiếu vào.Với việc cọ xát liên tục với các bộ phận của máy, để đảm bảo cho chất lượng của các bản in, cứ từ 150.000-200.000 nên thay bộ phận này một lần.

2. Bộ phận nạp điện tích Charge

Bộ phận nạp điện tích cho máy hay còn gọi là drum charge, nằm ở vị trí song song với bề mặt drum.Nguyên lý cung cấp điện tích là nhờ vào sự quay của drum và điện thế chạy qua dây charge.Nhờ lớp quang dẫn trên drum mà các điện tích được lưu lại trên bề mặt dù trong bóng tối.

3.Bộ phận ánh sáng

Đầu tiên cùng tìm hiểu cách lấy ảnh photocopy.Chuẩn bị dụng cụ gồm đèn pin, gương và một tờ giấy có chữ.

Vùng bóng tối và ánh sáng sẽ được phân rõ khi chiếu ánh đèn lên, đối với chỗ có chữ sẽ là bóng tối, còn những chỗ trắng sẽ là ánh sáng.Dời gương dần cho tới khi nó hứng được ánh sáng phản lại.

Tương tự đối với cách lấy ảnh của máy photocopy.

Hình ảnh gốc được chiếu tới mặt trống thông qua hệ thống gồm các gương và thấu kính.Sau đó hình ảnh âm bản sẽ được hình thành trên bề mặt trống sau khi các ánh sáng xóa điện tích trên nó.

4.Xóa vùng

Những vùng trên drum mà không dùng cho hình ảnh photocopy sẽ được ánh sáng từ đèn xóa chiếu vào.Điện tích tại những vùng này sẽ bị tiêu tan khi ánh sáng đèn này chiếu vào.

5. Hộp từ

Bên trong các hộp từ có các hạt rất nhỏ và có tính từ cao gọi là bột từ, bộ phận này đặt song song với drum sao cho mực đều nhất.Mực mang điện tích âm khác với điện tích dương ở bộ phận nạp điện thích charge.

Nhờ các điện tích trái dấu mà các hạt mực có thể dính lên bề mặt drum sau khi được vận chuyển bằng bột từ nhờ tính từ mạnh của nó.Nhờ đó mà trên drum đã có hình ảnh thật.Hộp từ phổ biến trong tất cả các máy photocopy, nhất là những máy tốc độ cao.

6. Tranfer (Belt lấy ảnh)

Trước khi chuyển qua bộ phận này, đèn pre tranfer chiếu nhẹ lên drum nhằm giảm bớt điện tích khi chuyển ảnh qua giấy.Trong bước chuyển ảnh này điện thế rất cao, từ 3-4Kav.
Số mực trên drum sẽ bị thanh tranfer hút lấy, do thanh này có điện thế cao và điện tích trái dấu với drum.Tờ giấy chạy đến thanh tranfer, những hạt mực trên thanh này sẽ dính vào tờ giấy và tạo nên hình ảnh ta cần.

7. Tách giấy (Separate).

Lượng điện tích trên giấy sẽ bắt đầu giảm đi đồng thời liên kết tĩnh điện giữa drum và giấy được cắt đứt nhờ vào dòng cao áp dưới mặt giấy.Sau đó giấy được đưa ra ngoài dễ dàng sau khi bộ phận cò tách không cho nó dính vào trống và đưa nó vào nơi sấy.

8. Bước làm sạch

Hộp gạt với thanh nhựa mềm sẽ gột hết các hạt mực thừa không được giấy hút lấy từ drum.Ở một số mẫu máy của nhiều hãng hiện nay đã gần như sử dụng 100% số mực mà không gây lãng phí nhờ vào bộ phận guồng mực được thiết kế thêm.

>>> Xem thêm : sửa lỗi máy photocopy ricoh - Tư vấn kiến thức cần nắm rõ của thợ sửa máy Photocopy