Khoảng 2 năm trở lại đây, một loài gián lạ được gọi là gián Đức đang ồ ạt tấn công nhiều chung cư ở Hà Nội và Tp. HCM.

Loài gián Đức có nhiều đặc điểm khác với gián thường: nhỏ hơn, thân thuôn dài, dáng chân khá cao, không bay được, chạy rất nhanh và chúng tỏ ra “nhờn” với các loại thuốc diệt côn trùng.

Gián Đức (Blattella germanica) là loài gián ngoại lai có kích thước khoảng 1,3 - 1,6cm khi trưởng thành. Ban đầu, các nhà khoa học lầm tưởng gián Đức đến từ Châu Âu nên đặt tên loài gián này là gián Đức. Nhưng sau này, họ đã tìm ra bằng chứng cho thấy gián Đức đến từ Đông Nam Á.


Gián Đức xuất hiện ở gần hết các ngóc ngách trên Trái Đất trừ Nam Cực. Khác với các loài gián châu Á thích sống ngoài trời, gián Đức không có khả năng sinh tồn tốt ngoài tự nhiên nên chúng chọn trú ngụ ở những nơi có người sinh sống.

Loài gián này ăn và gặm nhấm tất cả mọi thứ từ thức ăn, xà phòng, da, sách, kem đánh răng cho đến bao bì nhựa. Thậm chí, khi hết thức ăn, loài gián này sẵn sàng quay ra ăn thịt đồng loại. Tag: Cong ty diet kien


Gián Đức sinh sản nhanh hơn bất kỳ loài gián hay sống trong nhà nào khác, chúng chỉ cần khoảng 50 - 60 ngày để phát triển từ trứng cho đến khi trưởng thành và có khả năng sinh sản. Chỉ trong vòng 1 năm, một cặp gián Đức có thể tạo ra 10.000 hậu duệ. Gián con nạp dinh dưỡng từ chất thải của con trưởng thành và lột xác để lớn. Gián Đức chủ yếu hoạt động vào ban đêm.

Dưới đây là 10 sự thật không phải ai cũng biết về gián Đức nguy hiểm này.

1. Gián Đức có quá trình biến thái (metamorphosis) không hoàn toàn, trong quá trình phát triển chỉ có 3 pha.

2. Gián Đức là vật trung gian lây truyền khuẩn đường ruột salmonella và các bệnh khác, phân gián liên quan đến sự gia tăng bệnh chàm, gây kích ứng tạo ra cơn hen suyễn. Tag: Cong ty diet ruoi

3. Phần vỏ cứng bảo vệ sau đầu (pronotum) của gián Đức có 2 sọc đậm màu, chạy song song từ sau đầu đến cánh gián.

4. Trứng gián Đức chứa từ 35 đến 40 ấu trùng gián con.

5. Trứng gián Đức chỉ cần một tháng để nở nếu gặp điều kiện thuận lợi.

6. Gián Đức cái sẽ luôn mang bọc trứng bên người đến khi sắp nở mới nhả ra để tránh kẻ thù.

7. Một con gián Đức mất từ 6 tuần đến 6 tháng để trưởng thành, tùy vào nguồn thức ăn.

8. Gián Đức không mấy khi bay lượn nhưng lại thích ở những nơi cao (chung cư), nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao.

9. Gián Đức có thể leo trèo trên bề mặt nhẵn nhụi nhờ kết cấu arolium dưới lòng bàn chân.

10. Gián Đức có một mảng nhạt màu ở giữa ngực ở giai đoạn nhộng (nymph). Tag: Cong ty diet muoi

Một số cách để tiêu diệt loài gián Đức:

Dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, đảm bảo không có nước đọng và thức ăn thừa.

Để ý các kẽ hở như khe tủ bếp, gầm tủ lạnh, gầm lò vi sóng… Nếu phát hiện phân của gián Đức, hãy tìm trứng của chúng ở xung quanh khu vực đó và tiêu diệt.

Dùng keo nến bịt các khe hở trên tường, cửa…

Dùng thuốc diệt côn trùng nhưng cần lưu ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh bị ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Nguồn: quantrimang.com