Bạn nên biết những kinh nghiệm dưới đây khi làm visa Ba Lan:
Đại sứ quán Ba Lan chỉ nhận hồ sơ xin visa vào 2 ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Vì vậy, vào mùa hè sẽ vô cùng khó khăn để đặt lịch hẹn online. Bạn đôi khi phải chờ cả tháng mà không đặt được lịch hẹn vào Ba Lan.
Đại sứ quán Ba Lan hiếm khi cấp visa dạng du lịch (trừ khi bạn có thư mời từ công ty du lịch bên Ba Lan. Như vậy bạn khó có thể tự đi mà phải thông qua các công ty du lịch tại Việt Nam.
Ba Lan thường cấp visa thăm thân, công tác, biểu diễn, du học… và có 2 loại visa Schengen (cho phép đi lại tự do trong khối Schengen, kí hiệu C, được ở lại nhiều nhất là 90 ngày) và National Visa (Chỉ được phép đi lại trong nước Ba Lan,ký hiệu là D).
Bạn sẽ không được nhìn thấy nhân viên nhận hồ sơ mà chỉ nghe thấy giọng họ qua loa, nhìn vào 1 tấm gương và để hồ sơ của bạn vào ô để xét duyệt nhằm tránh việc nhận hối lộ tham nhũng từ những nhân viên Đại sứ quán.
Bạn không được vào phòng ngồi chờ mà phải đứng ngoài vỉa hè, nắng mưa cũng phải chịu để chờ đợi đến lượt mình khi bảo vệ thông báo đến lượt. Thật lạ phải không?

xem kết quả visa ba lan

Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam
Mặc dù đã có lịch hẹn đặt qua mạng nhưng bạn vẫn cần phải xếp hàng để có chỗ vào Đại sứ quán.
Đại sứ quán Ba Lan cấp thị thực duy nhất tại 1 địa chỉ: Số 3, Chùa Một Cột, Hà Nội. Các bạn ở tỉnh thành phố khác buộc phải di chuyển đến đây để xin visa.
Hồ sơ khai bằng tay và không đăng ký (có mã vạch) trên hệ thống của Đại sứ quán Ba Lan sẽ được coi là không hợp lý và sẽ không được nộp.
Đại sứ quán Ba Lan sẽ thông báo cho bạn qua email, điện thoại khi có kết quả.
Lệ phí Visa Ba Lan là 1.440.000 (có thể thay đổi theo tỷ giá đồng Euro) và nộp bằng đồng Việt Nam.

Điều kiện xin visa châu Âu dài hạn