Hiện nay, ép cọc bê tông được sử dụng khá phổ biến trong hệ móng của các công trình xây dựng. Mà một ngôi nhà có vững chãi hay không thì phần móng nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp một vài kinh nghiệm được truyền lại từ những người thợ lành nghề, nhằm giúp cho việc ép cọc bê tông trở nên dễ dàng hơn.
Khi làm bất kỳ một công việc nào thì bước chuẩn bị bao giờ cũng là một vấn đề quan trọng nhất. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng thì công tác chuẩn bị lại càng quan trọng hơn, đồng thời để đảm bảo công trình được an toàn hơn. Một phương pháp ép cọc bê tông được lựa chọn dựa trên tính chất của địa điểm xây dựng. Chọn được phương pháp phù hợp giúp tăng độ an toàn của ngôi nhà cũng như độ vững chắc của nền móng. Người thi công phải căn cứ vào các số liệu từ những cuộc khảo sát, nghiên cứu địa chất để sử dụng phương pháp thích hợp.

Nếu địa hình của công trình nằm ở khu vực có đất cát thì phương pháp ép liên tục là giải pháp hiệu quả nhất. Khi tiến hành, chúng ta tăng lực ép dần, càng ngày càng nhanh, ép ngắt quãng tạo ra từng khoảng dừng. Quá trình ép diễn ra liên tục như thế này sẽ tránh được trường hợp cát bị cố kết. Ngoài loại đất cát thì đất hai lớp cũng là một loại đất chúng ta cần lưu ý. Theo hướng dẫn của những thợ lâu năm, cần phải ép ống bê tông một mạch cho đến khi lực đạt mức lớn nhất thì dừng. Vì lớp đầu tiên của loại đất này rất dễ thi công, phần còn có tính chịu lực cao.

Khi tiến hành khảo sát địa chất, cần xác định rõ sự bằng phẳng cũng như nguy cơ sụt lún của mặt đất nơi sẽ xây công trình. Điều này sẽ giúp cho quá trình đặt máy ép cọc được diễn ra dễ dàng, thuận lợi. Đặc biệt là đảm bảo cọc đóng thẳng xuống và không xuất hiện tình huống nứt hay gãy. Công việc khảo sát địa hình cũng giúp cho việc xác định mốc tọa độ cọc trở nên chính xác hơn. Giúp người công nhân tránh được những sai sót trong quá trình ép cọc.

Những người thợ lành nghề có lời khuyên rằng hãy dùng những thanh thép để đánh dấu các vị trí ép cóc. Việc làm này nhằm mục đích bắn vị trí tim cọc lên mặt phẳng, đồng thời giúp người thợ dễ dàng định vị vị trí ép những thứ này. Sau khi đã tiến hành khảo sát địa chất và đảm bảo vị trí xây dựng đạt yêu cầu, ta có thể tiến hành ép cọc. Trong đó, hãy chú ý trước khi chuyển máy ép vào vị trí thì nên dùng máy toàn đạc để kiểm tra lại một lần. Tiếp đó, đưa cọc tới vị trí, hạ phần mũi xuống nơi cần ép và cân chỉnh lại độ thẳng.

Tiến hành ép cọc cho đến khi đầu nó so với mặt đất cách một khoảng 60-80 cm. Lúc này, hãy liên tục nối cọc và ép cho đến khi đạt độ sâu mong muốn. Ngoài ra, nếu không thể ép nữa mà vẫn chưa đạt được độ sâu như thiết kế thì phải tìm các biện pháp khác. Những số liệu như chiều cao, chiều dài đường hàn, các số liệu,..là các yêu cầu kỹ thuật mà chúng ta cần kiểm tra kỹ khi tiến hành công đoạn nối cọc.
Theo như những chuyên gia, cứ mỗi khi ép cọc xuống được thêm một mét, thì người thợ phải tiến hành ghi lại lực ép tại thời điểm đó. Việc này giúp cho quá trình thi công ép cọc bê tông hiệu quả hơn. Đồng thời giúp cho chúng ta nắm được các thông số cụ thể cho từng mét chiều dài cọc. Khi tiến hành việc này, bạn có thể sử dụng máy ép cọc thủy lực, bởi đây được coi là loại máy tốt nhất cho quá trình xây dựng. Đồng thời, nó là loại may chất lượng nhất, được sử dụng nhiều nhất theo lời của các chuyên gia. Bạn đang gặp khó khăn với việc ép cọc bê tông cho công trình? Nói khó thì không đúng nhưng việc này cũng không phải dễ dàng bởi cần nhiều sự tính toán và cả kinh nghiệm.

>>> Xem thêm : ép cọc bê tông cốt thép - Kỹ thuật ép cọc bê tông tốt nhất hiện nay là gì?