Vật lý trị liệu cho liệt mặt ngoại biên được áp dụng để hồi phục chức năng Bình Dương mặt bị liệt do tổn thương dây thần kinh số VII, hỗ trợ lấy lại hoạt động, vận động của các cơ mặt.

Đôi nét về bệnh liệt mặt ngoại biên
Nguyên nhân:
Liệt mặt ngoại biên do nhiều nguyên khác nhau như: do viêm nhiễm, virus, lạnh, các trường hợp bị sang chấn, chèn ép dây thần kinh đoạn đi qua xương đá, do các khối u tại dây thần kinh số VII, u gốc tiểu não, u độc nền sọ,...
Xem thêm điều trị di chứng tai biến mạch máu não tại đây: https://vatlytrilieu24h.com/tap-vat-...h-mau-nao.html

Biểu hiện:
Liệt một bên hoặc toàn bộ vận động cơ mặt. Bệnh nhân thường cảm thấy mặt đơ, mất đi nét tự nhiên, chảy xệ một bên mí mắt, miệng.

Khi nhắm mắt không thì mắt không nhắm kín, khe mắt bên liệt rộng hơn bên lành, rãnh mũi mất, nhân trung lệch sang bên lành.

Khi ăn thường rơi vãi thức ăn, chảy nước miếng, thức ăn thường đọng lại một bên má bị liệt.

Khi thực hiện các cử động như: ngước mắt nhìn lên thì mất hoặc mờ nhân trung; cười miệng méo sang một bên; chụm miệng làm dạng thổi sáo, thổi lửa thì khó khăn hoặc không làm được; bệnh nhân lè lưỡi thì thấy lưỡi lệch sang bên lành.

Phản xạ mũi – mi – mắt bên mặt liệt bị giảm; phản xạ xoáy óc bên mũi – mi – mắt bên liệt nhắm hơi chậm; bệnh nhân có dấu hiệu charlesbell,...

Cảm giác:
Bệnh nhân khi bị liệt dây thần kinh số VII thường ít có cảm giác mạnh mà chỉ thấy có sự tê cứng hoặc tê bì bên liệt. Khi dùng ngón tay ấn vào mặt thì mới thấy cảm giác rối loạn sâu. Bệnh nhân có biểu hiện mất vị giác khi ăn, thính lực cũng kém đi.

Sự phát triển của bệnh:
Bệnh liệt mặt ngoại biên tiến triển khá nhanh. Nếu không điều trị sớm thì thời gian điều trị càng khó khăn và lâu hơn. Đặc biệt, khi bạn điều trị bằng phương pháp nội khoa thời gian kéo dài có thể gây nên các biến chứng như: méo miệng, viêm giác mạc, co cứng cơ mặt.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân thực hiện điều trị bằng vật lý trị liệu thì có sự tiến triển tốt, thường chỉ sau 2 – 6 tuần là khỏi được trên 70% bệnh.

Phương pháp điều trị liệt mặt bằng vật lý trị liệu
Bệnh nhân liệt mặt ngoại biên thường được thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu sau:

- Tăng cường tuần hoàn máu bằng đèn hồng ngoại hoặc máy điện phân.

- Tăng lực cơ mặt, phục hồi các cơ mặt bị teo bằng biện pháp xoa bóp – bấm huyệt, điện xung dòng điện Dyamilamic, dòng kích thích Faradic.

Xoa bóp trị liệu liệt mặt ngoại biên

- Các loại vận động trị liệu như:

+ Thực hiện nhắm – mở cơ mắt, đảo mắt bên liệt

+ Tập nhướn mày

+ Tập huýt sáo, thổi lửa, súc miệng hơi.

+ Cười nhếch miệng bên liệt, mím môi

+ Tập phát âm các chữ cái như: A, B, P, I, U,..

Thực hiện điều trị vật lý trị liệu tphcm đồng thời dùng thuốc nhỏ mắt hay các biện pháp phục hồi khác để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.