Các thể bị gãy chân hay gặp như gãy xương đùi, khớp gối, cẳng chân, bàn chân… Tập vật lý trị liệu sau gãy chân là một trong những biện pháp phục hồi tốt nhất.

Khi bệnh nhân bị gãy xương sẽ gây ra hiện tượng teo cơ ,cứng khớp và giảm đi một số chức năng lao động sinh hoạt hằng ngày do các khớp xương của người bệnh phải trải qua một thời gian dài bất động do bó bột hay các dụng cụ chỉnh hình.

Điều trị sau gãy xương bằng vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau gãy xương chân có vai trò quan trọng giúp tăng tuần hoàn máu ,tăng khả năng vận động các khớp xương ,giãn cơ ,giảm đau ,sớm phục hồi chức năng vận động .
Xem thêm tập vật lý trị liệu sau gãy tay
Nguyên tắc điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng :
– Tạo điều kiện tốt cho quá trình liền xương, liền tổ chức cơ .

– Giảm sưng , giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn máu, chống kết dính khớp .

– Duy trì tầm vận động khớp .

Hậu quả do gãy xương chân :
– Khi bị gãy chân thường tổn thương các cơ, gân, dây chằng, thần kinh, bị dập cơ, tùy theo mức độ tổn thương để bó bột hay phải mổ bắt nẹp vít cố định cho xương nhanh lành.

– Sau thời gian cố định người bệnh cần được tập vật lý trị liệu để lấy lại tầm vận động khớp càng sớm càng tốt.

– Tập vật lý trị liệu thay khớp háng nhân tạo: Sau khi bệnh nhân phẫu thuật khớp háng cần tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng để không bị cứng cơ, rút gân tứ đầu đùi, xoa bóp cho máu lưu thông, nuôi dưỡng tốt cho ổ khớp nhân tạo thích ứng tốt với ổ chảo khung chậu, tránh trường hợp để lâu dễ bị teo cơ, phòng không để khớp háng xoay ngoài khi bệnh nhân đi lại xẽ để lại di tật.

– Vật lý trị liệu gãy thân xương đùi: Xương đùi là xương chịu lực nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, chính vì vậy khi bị gãy xương đùi cần phẫu thuật bắt nẹp vít để nhanh phục hồi, sau khi phẫu thuật bênh nhân cần can thiệp tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt để tránh dính cơ rút gân máu không lưu thông lâu liền xương.

– Vật lý trị liệu khớp gối: khớp gối là khớp tạo thành từ ba khớp xương (đầu dưới thân xương đùi, xương bánh chè, đầu trên xương chày gọi là mâm chày) ngoài ra còn có các dây chằng (tréo trước, tréo sau, tréo trong, chéo ngoài )để tạo một cấu trúc khớp gối chắc chắn.

Nếu bị tổn thương một xương hoặc cả khớp gối thì sẽ làm khớp gối bị cứng khớp, lỏng lẻo cấu trúc khớp gối, khi bị tổn thương khớp gối như gãy xương hoặc đứt dây chằng cần tập vật lý trị liệu sớm để lấy lại chức năng vận động của khớp như gập duỗi tối đa của khớp, Để lâu sẽ cứng, dính khớp, đi lại khó khăn.
Tham khảo thêm bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến tại đây: https://vatlytrilieu24h.com/bai-tap-...nua-nguoi.html

Vật lý trị liệu cẳng chân: Bệnh nhân bị gãy xương cẳng chân có thể gãy một hoặc hai xương.

Trường hợp bệnh nhân gãy xương chày bắt buộc phải phẫu thuật bắt nẹp đóng đinh nội tủy, trường hợp gãy xương mác tùy vào mức độ để điều trị bảo tồn như bó bột, cần tập vật lý trị liệu sớm để vết thương nhanh phục hồi không để lại biến chứng .

– Vật lý trị liệu bàn chân: Bàn chân được cấu tạo từ nhiều xương và gân, khi bị gãy xương hoặc đứt gân bệnh nhân cần tập vật lý trị liệu để vết thương nhanh lành, máu lưu thông tốt lấy lại vận động bàn chân phòng không bị rút gân dính khớp, cứng khớp, teo cơ bàn chân.