Chấn thương gãy xương do tai nạn lao động, chơi thể thao, tai nạn giao thông,... khá thường gặp trong sinh hoạt, lao động hằng ngày. Sau một thời gian bó bột, phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp đinh, người bệnh sẽ ít nhiều giảm khả năng vận động. Để sớm có được sự vận động bình thường, tránh biến dạng xương, người bệnh cần thực hiện tập vật lý trị liệu sau gãy chân phục hồi chức năng sau chấn thương.

1. Hậu quả do gãy xương gây ra
Tổn thương của bệnh nhân sau chấn thương rất đa dạng và phức tạp. Khi xương bị gãy, dập, không chỉ xương bị tổn thương mà các cơ, gân, dây chằng, phần mềm,... cũng bị tổn thương theo. Tùy theo mức độ tổn thương, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện bó bột hay mổ kết hợp xương bằng nẹp, đinh trong xương rồi khâu lại phần mềm bị rách, dập.
Xem thêm tập vật lý trị liệu sau gãy tay
Trong suốt thời gian cố định xương để ổ gãy xương liền vững, người bệnh hầu như không có vận động ở vị trí bị tổn thương, dễ bị giảm cảm giác, có biểu hiện cứng khớp, teo cơ và giảm chức năng vận động sinh hoạt. Thậm chí, có những trường hợp bệnh nhân gãy xương quá đau đớn nên không chịu vận động, dẫn đến tình trạng loét do tỳ đè lâu ngày hoặc thậm chí là nhiễm khuẩn hô hấp, tắc mạch chi, giảm phản xạ đại tiểu tiện... Đây là những biểu hiện hay gặp ở người già.

Do đó, sau chấn thương gãy xương, người bệnh cần phải tự giác kiên trì chịu đau để tập luyện phục hồi chức năng các khớp, duy trì sức cơ để tăng cường tuần hoàn máu, gia tăng chuyển hóa, thư giãn cơ, giảm đau, tăng tỷ lệ liền xương và sớm phục hồi chức năng vận động.
Tham khảo thêm bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến tại đây: https://vatlytrilieu24h.com/bai-tap-...nua-nguoi.html