Bánh tằm bì béo ngậy, bì cuốn dai dai, bánh mì bì giòn rụm… là những món được lòng dân Sài Gòn.

Bánh tằm bì

Bánh tằm vốn là đặc sản của Bạc Liêu, nhưng cũng phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, du nhập vào Sài Gòn từ hàng chục năm nay và chiếm trọn cảm tình của người dân nơi đây. Những người chưa ăn bánh tằm bì bao giờ có thể cảm thấy hơi hoang mang bởi sự kết hợp lạ lẫm giữa nước cốt dừa béo ngậy và nước mắm ngọt. Thế nhưng bộ đôi này lại hợp lý đến nỗi thử một miếng bánh tằm cốt dừa, bì, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên với trải nghiệm ẩm thực mới mẻ.

Đúng như cái tên của nó, nguyên liệu chính gồm bánh tằm và bì heo – thứ không thể thiếu trong món ăn. Bánh tằm làm từ bột mì và bột năng, thêm chút gia vị rồi se thành sợi cỡ sợi bánh canh. Chất bánh tằm mềm mịn, không dai nhưng không bị nát. Vì làm thủ công nên sợi ngắn, dài không đều. Có sợi mập ú như con tằm. Vài chỗ có bánh màu xanh từ lá dứa, màu trắng, màu hồng…Tag: bang hieu bar

Da heo bào bằng máy, cho sợi mỏng tanh, không quá dày, cũng không quá mỏng. Thịt lợn luộc đem thái mỏng, trộn cùng bì heo và thính, nêm nếm gia vị cho thấm, đậm đà. Đĩa đầy đủ còn có thêm rau xà lách bào mỏng, một chút đu đủ, cà rốt ngâm chua ngọt, mỡ hành, đậu phộng và nước cốt dừa béo ngậy chan lên trên.

Bì cuốn

Bên cạnh bò bía, gỏi cuốn thì bì cuốn là một trong những món ăn vặt mà giới trẻ Sài Gòn ưa chuộng nhất từ nhiều năm nay. Nó được bày bán từ xe hàng rong ven đường cho đến nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng, muốn ăn bì cuốn ngon, bạn hãy tìm đến cổng của các trường đại học, trung học… Giá thành rẻ và chất lượng thì “miễn bàn”. Điểm trừ duy nhất là chỗ ngồi tạm bợ nên chỉ hợp với học sinh, sinh viên.

Tương tự các món cuốn khác, bì cuốn là những cuộn mập ú, cuốn trong chiếc bánh tráng mỏng. Thành phần chính chỉ có rau xanh và bì. Sợi bì mềm, giòn giòn có chút thịt ba rọi thái mỏng ăn hơi béo nhưng không bị ngấy. Rau xà lách và rau thơm giúp hương vị phong phú hơn. Bên cạnh đó, thứ quan trọng nhất làm thực khách ăn không ngừng nghỉ là nước chấm. Dù chỉ là chén nước mắm chua ngọt, pha chút ớt băm nhưng mỗi quán có một kiểu pha khác nhau để khi kết hợp với vị bùi của bì khiến người ăn cảm thấy thỏa mãn.Tag: phong karaoke vip

Cơm tấm

Đây là món ăn phổ biến ở miền Nam, và đối với nhiều du khách, đến Sài Gòn nhất định phải ăn cơm tấm. Có đủ loại cơm tấm cho bạn chọn, nhưng cơ bản nhất là cơm tấm sườn bì chả trứ danh. Nó phổ biến đến nỗi bạn có thể dùng để ăn sáng, trưa, tối, khuya đều được, đồng thời dễ dàng tìm mua ở khắp nơi trong thành phố với giá từ vài chục nghìn đến hơn trăm nghìn một đĩa.

Bì không phải thành phần quyết định món cơm tấm ngon hay dở mà là sườn nướng và hạt gạo tấm. Gạo phải rời, mềm, không khô, không nhão thì mới đạt chuẩn. Sườn nướng không được quá khô nhưng phải thấm vị, rướm mỡ và ngon nhất là phải kèm chút thịt mỡ. Tuy nhiên, dân Sài thành sẽ cảm thấy thiếu gì đó nếu đĩa cơm tấm thiếu đi bì heo. Nó như một món ăn kèm quan trọng vậy. Bạn có thể không gọi lạp xưởng hay trứng chiên nhưng phải có bì heo thì mới đúng điệu. Khi ăn, thực khách rưới nước mặn ngọt đặc sánh lên trên, thêm một chút đồ chua là hết sẩy.

Bánh mì bì

Bánh mì không còn xa lạ với người Việt Nam, nhưng bánh mì bì thì không phải ở đâu cũng có. Và đến Sài Gòn, bạn nhất định phải thử món này cho biết bởi nó khác hoàn toàn so với các loại bánh mì thịt, chả thông thường, dù phần nhân vẫn có thịt.

Gánh bánh mì bì thường dùng ổ bánh mì đặc ruột nhưng phần vỏ phải thật giòn, để khi chan nước sốt không bị mềm nhũn. Phần nhân bánh gồm có bì heo, ba rọi heo thái sợi kết hợp với đồ chua, rau thơm, dưa leo. Đồ chua được làm từ củ cải, cà rốt giòn giòn. Đặc biệt, điều làm món bánh ngon hơn là nước sốt chan vào ổ bánh mì, thực chất chỉ là nước mắm ớt. Thế nhưng nhờ sự khéo léo của đầu bếp, nước mắm nấu với đường, ớt xắt đặc sánh, dẻo quẹo mà đậm đà, không hề có mùi nồng của mắm. Tất cả nguyên liệu quyện vào nhau, vừa miệng, trở thành một món ăn sáng lý tưởng của người Sài Gòn.Tag: thi cong karaoke

VI YẾN