Các nước châu Âu luôn có những yêu cầu rất cao đối với hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về loại chứng nhận này cũng như vai trò của chúng đối với xuất nhập khẩu hàng hóa sang châu Âu đâu. Những điều này sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng khám phá ngay bây giờ nhé.

Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải hiểu rõ đó là dấu CE này không có nghĩa là mặt hàng đó được sản xuất tại Châu Âu mà là nó đã qua được vòng kiểm định của khu vực này. Nhờ điều này mà hàng hóa có thể tự do lưu thông tại khu vực EU cũng như đảm bảo sản phẩm đã tuân thủ pháp luật của liên minh Châu Âu.

Hiện nay, người ta có các quy định chặt chẽ đối với dấu CE, từ kích thước cho tới font chữ. Và khi mà chữ được thay đổi kích thước thì chúng vẫn phải đảm bảo tỷ lệ so với bản mẫu tiêu chuẩn (bạn đọc có thể tham khảo mẫu của CE tiêu chuẩn trên mạng). Mọi hành vi sử dụng trái phép dấu CE cho mục đích lừa gạt hay không phải do tổ chức có thẩm quyền cấp đều sẽ bị cấm và xử phạt theo quy định.
Việc gắn dấu CE không thể tùy tiện giao cho một cá nhân nào và điều này phải được làm bởi chủ sản xuất của mã hàng hay những tổ chức đã được ủy quyền này theo quy định của pháp luật. Một sản phẩm được coi là hợp pháp hay không đều được căn cứ vào dấu CE và chỉ người ta cũng chỉ thừa nhận duy nhất một mình nó tại EU.

Một quy trình chứng nhận CE của ISOCERT được thực hiện qua 4 giai đoạn: xác định chỉ thị và chứng nhận - kiểm tra - thử nghiệm - báo cáo tài liệu kỹ thuật - cấp chứng nhận và gắn dấu CE. Những hành động này nhằm đảm bảo sản phẩm đã đạt đủ tiêu chuẩn cơ bản của liên minh. Ngoài ra, chúng sẽ giúp xác định có hay không sự tồn tại của các chất nguy hiểm, thuộc danh mục cấm của hàng hóa.

Thị trường Châu Âu là một trong những mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp tại nước ta đang hướng tới. Trong đó phần đa mọi người bày tỏ sự thắc mắc của mình đối với vai trò cũng như quy trình để đạt được dấu chứng nhận CE.

>>> Xem thêm : FDA - tổng hợp các thông tin hữu ích về chứng nhận FDA