Kỳ vọng gói 50.000 tỷ đồng

Tính đến giữa tháng 1-2015, các NHTM đã ký hợp đồng cam kết cho vay đối với 12.113 hộ gia đình, cá nhân và 33 dự án BĐS. Trên thực tế, đã có 12.091 hộ gia đình, cá nhân được tiếp cận nguồn vốn vay với tổng số tiền 3.725 tỷ đồng. Đối với các tổ chức và doanh nghiệp, đã có 28/33 dự án nhà ở được giải ngân với tổng số tiền hơn 1.590 tỷ đồng. Tổng số tiền các ngân hàng cam kết cho vay 9.417 tỷ đồng, đạt 31,39%; hiện đã giải ngân được 4.882 tỷ đồng, đạt 16,27% sau gần 2 năm thực hiện.

Kết quả trên đã chỉ ra rằng về nguyên tắc, gói hỗ trợ chỉ có ý nghĩa khi nhằm vào mục tiêu cụ thể, đối tượng cụ thể. Trong bình diện chung chính sách tín dụng cũng có hỗ trợ một số đối tượng như doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đầu tư dat nen binh duong vào nông nghiệp…

Thí dụ năm 2008 Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, trong đó BĐS được coi là lĩnh vực phi sản xuất. Thời điểm này doanh nghiệp BĐS gặp nhiều khó khăn khi trả lãi suất vay lên đến 25%/năm chưa kể phụ phí. Sau đó Chính phủ có lộ trình giảm lãi vay và đến năm 2009 công bố gói kích cầu đầu tư, giúp thị trường BĐS dần hồi phục vào năm 2010. Điều này cho thấy gói tín dụng ra đời là nhằm khuyến khích, thúc đẩy sản xuất.

Về việc các nhà đầu tư dat nen cho ben cat 2, tiêu dùng và các ngành nghề liên kết lại với nhau thông qua 1 NHTM, đó là điều tốt. Thí dụ, 1 dự án, có nhiều nhà thầu tham gia, nhiều nhà cung cấp vật liệu tham gia nếu tất cả thông qua 1 ngân hàng, dòng tiền dễ kiểm soát và thuận tiện trong việc thanh toán.

Còn về gói 50.000 tỷ đồng, theo thông tin chúng tôi nghe được, có những tiêu chí hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư BĐS với lãi suất ổn định 7%/năm và kéo dài 10 năm. Nếu quả thật có gói này, đây là tin mừng cho thị trường BĐS. Bởi thị trường BĐS đang thiếu nguồn vốn trung hạn, nay được vay lãi suất ổn định 10 năm thì quá tuyệt vời.

Thứ hai, tính chất của thị trường BĐS là trung và dài hạn nhưng nhà đầu tư không được vay trung, dài hạn là vô lý. Ngoài ra còn có điểm vô lý vay trung hạn lãi suất cao hơn vay ngắn hạn. Tuy nhiên, theo tôi được biết gói hỗ trợ 50.000 tỷ đồng thiếu một điều rất quan trọng, tức gói này chỉ kích cầu đầu tư dat nen cho ben cat 2 là hỗ trợ cho nguồn cung BĐS, chưa hỗ trợ cho phía cầu. Cho nên một gói tín dụng không thể chỉ kích cung mà không kích cầu. Do đó tôi cho rằng nếu có gói 50.000 tỷ đồng cho kích cung, cũng cần có gói tín dụng tương ứng cho bên cầu, tức người mua nhà.