Trẻ thiếu canxi không những ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của con mà còn ảnh hướng tới chiều cao sau này của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần nắm rõ các biểu hiện khi thiếu canxi là như thế nào để kịp thời bổ sung cho trẻ.

Biểu hiện thiếu canxi ở trẻ

1. Đổ mồ hôi ban đêm: Đặc biệt là sau khi bé ngủ say, bé đổ mồ hôi nhiều ở đầu và khóc sau khi đổ mồ hôi.

2. Thóp liền quá muộn: Thóp là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên chán của trẻ sơ sinh. Thông thường thó sẽ khép lại khi trẻ được từ 2 đến 18 tháng tuổi. Thóp liền sớm quá và muộn quá đều không tốt. Thóp đóng lại muộn có thể là dấu hiệu trẻ thiếu canxi.

3. Biếng ăn, chán ăn: Thiếu canxi cũng dẫn đến việc bé ăn uống không ngon, chán ăn, biếng ăn, gầy yếu.

4. Khó ngủ: Bé thường bị giật mình vào nửa đêm, trằn trọc hay khóc quấy.

5. Biết đi muộn, có vấn đề về xương và khớp: Hầu hêt thiếu hụt canxi ở trẻ dưới 1 tuổi đều biểu hiện ở khu vực chân. Chân cong chữ O, chữ X, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Xương mềm khiến các bé biết lẫy, bò, đi rất muộn so với các bạn đồng trang lứa.

6. Tính khí bất thường: Bé rất hay thay đổi tâm trạng, cảm thấy khó chịu, thao thức, bồn chồn và khó để người khác chăm sóc.

7. Tóc rụng vùng sau gáy: Vùng tóc sau gáy của bé hay bị rụng thành hình vành khăn.

8. Hay nấc cụt,ọc sữa, khó thở: Triệu chứng bé hay có những cơn ho thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…cũng là những biểu hiện của thiếu canxi.

9. Chậm mọc răng, sâu răng: Trẻ em thiếu canxi có thể mọc răng chậm hơn so với các bé cùng tuổi hoặc có răng bình thường nhưng răng mọc lệch, so le, bố trí không đều khoảng cách giữa các răng…


Trẻ thiếu canxi và cách phòng tránh

Canxi có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển xương của trẻ em. Càng lớn, trẻ càng cần nhiều canxi. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý để bổ sung đúng lượng canxi cần thiết cho cơ thể tránh trường hợp thừa hay thiếu canxi.

Thiếu canxi thời gian dài trẻ sẽ bị còi xương; chậm lớn, dẫn đến những bệnh khác nhau. Thống kê mới nhất của Viện y xã hội học; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi khá cao là 29,3 %; trong đó, một phần là do trẻ bị thiếu canxi.

Bên cạnh đó, việc bổ sung thừa canxi cũng gây ra những hậu quả như táo bón; buồn nôn và đau xương. Còn thừa, lượng canxi có thể tích tụ làm vôi hóa thận; giảm hấp thụ các chất: kém; magie, sắt…Chính vì vậy, việc bổ sung canxi cho bé qua việc uống hay dùng các loại cốm nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Canxi và Vitamin D ( D3) là bộ đôi không thể tách rời nhau bởi vì Vitamin D là chất dẫn truyền trực tiếp để cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung canxi mẹ cũng nên bổ sung cho bé các thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: MK7 (Vitamin K2), Sữa non Colostrum và Immune Alpha, DHA, EPA và Chondroitin sulfat giúp bé tăng trưởng chiều cao tối đa.

Phòng chống tình trạng thiếu canxi ở trẻ như thế nào?

- Đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Vì sữa mẹ có chứa Colostrum tăng khả năng miễn dịch, giúp bé có đề kháng tốt chống lại các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản…
- Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần ưu tiên những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và canxi.
- Tắm nắng hàng ngày và đúng cách, an toàn cho bé.
- Phòng ngủ của bé cần thoáng mát, sạch sẽ và nhiếu ánh sáng.
- Bữa ăn hàng ngày của bé cũng cần đầy đủ các thực phẩm chứa nhiều canxi như: tôm, cua, cá, sữa và rau có màu xanh đậm.
- Nhiều trường hợp khi khám, bé bị thiếu canxi nhẹ được bác sĩ kê đơn cho bé uống canxi và Viatmin D hàng ngày cho đến khi lượng canxi trong cơ thể bé ở mức cân bằng.

Đọc thêm : trẻ suy dinh dưỡng thấp còi , bảo vệ mắt cho trẻ