Tin the thao - Trên tạp chí News Picks (Nhật Bản), HLV trưởng ĐT Việt Nam đã trải lòng về cảm nhận của ông về người hâm mộ Việt Nam và những điểm chưa được của V.League sau gần 2 năm làm việc.

Trả lời báo chí Việt Nam, HLV Miura thừa nhận đôi khi gặp chút sức ép với giới truyền thông và dư luận. Tuy nhiên, HLV Miura vẫn cảm thấy thoải mái khi làm việc tại đây. Ngược lại, khi trả lời báo Nhật Bản, HLV ĐT Việt Nam không giấu diếm bất cứ cảm nhận nào của ông về tình yêu bóng đá của người dân Việt Nam và giải V.League.



HLV Miura ‘mổ xẻ” thực trạng bóng đá Việt Nam trên báo Nhật.

Phóng viên: Sau 1 năm rưỡi làm HLV trưởng ĐT Việt Nam và U23 Việt Nam, ông đánh giá thế nào về tình yêu bóng đá tại đây?
Xem thêm : Tin bong da

HLV Toshiya Miura: Ở Nhật Bản, World Cup hay Halloween, những diễn biến ở khu Shibuya sẽ được thời sự quan tâm và không khí náo nhiệt chỉ có 1 góc ở Shibuya. Còn ở Việt Nam, khi họ thắng một trận đấu lớn, cả nước sẽ hòa chung cảm xúc thắng trận. Lúc đó người dân đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ cùng nhau đổ ra đường, chủ yếu là xe máy. Năm 2008, Việt Nam vô địch AFF Suzuki Cup nên sự hâm mộ đó còn cuồng nhiệt hơn. Tuy nhiên, suốt từ năm 2010, họ không dành chiến thắng tại các giải đấu lớn nên không khí trở nên trầm lắng.

Ở Đông Nam Á, có 2 giải đấu lớn còn quan trọng là vòng loại World Cup và các kỳ đại hội thể thao khu vực. ĐTQG tham dự AFF Suzuki Cup, còn đội U23 sẽ tham dự giải đấu được coi là Olympic của Đông Nam Á là SEA Games. Riêng AFF Suzuki Cup được tổ chức 2 năm 1 lần, trong thời gian đó, SEA Games cũng được tổ chức xen kẽ. Nghĩa là năm nào cũng có 1 giải lớn được tổ chức, bóng đá luôn được người hâm mộ quan tâm chú ý.

- Giải V.League cũng được theo dõi sát sao, vì các tuyển thủ được chọn lọc từ giải đấu này. Hiện nay giải đấu đó như thế nào?

Đây là mùa thứ 2 tôi theo dõi V.League. Giải đấu này rất khác với J.League, lịch thi đấu hàng năm không ổn định và có khá nhiều thay đổi. Tổng quan V.League chơi trong 7 tháng, 14 đội chia làm 2 giai đoạn lượt đi và về.

- Lịch thi đấu hàng năm đều thay đổi, ông có thể cho biết cụ thể hơn?

Ví dụ năm 2015, V.League khai mạc giải vào tháng 1, nhưng năm sau đúng vào thời gian đó các trận vòng loại Olympic diễn ra nên chuyển sang tháng 2. Các trận đấu của giải kết thúc vào tháng 9. Cup quốc gia sẽ được diễn ra đồng thời. Một tuần sau khi kết thúc mùa giải sẽ là trận Siêu cúp quốc gia.

- Ông hãy có thể cho biết thêm về đặc điểm và phong cách chơi của bóng đá Việt Nam?

Các nước Đông Nam Á đều có đặc điểm chung là hạn chế về mặt thể hình. Vậy nên, điểm yếu của họ là thể lực và khả năng tranh chấp. Một điểm nữa, do sống ở vùng khí hậu nóng, nên các cầu thủ không có độ bền. Về lối chơi, họ thiên về khống chế bóng. Vì thể lực không thực sự tốt nên gần như trận đấu sẽ phân thắng bại bằng kỹ thuật. Ở Việt Nam, cả CĐV lẫn giới truyền thông đều không thích lối chơi đua thể lực và bóng dài. Trong đó, Thái Lan có kỹ thuật khá tốt. Còn Malaysia hay Indonesia thì lối chơi của họ cũng không khác mấy.

- Về cách điều hành và tổ chức các giải đấu quốc nội thì sao?

Thái Premier League (VĐQG Thái Lan) trung bình các trận thường có khoảng từ 12.000 đến 15.000 khán giả. Họ đầu tư khá mạnh và cũng là nước đầu tư mạnh nhất ở Đông Nam Á. Ở Malaysia và Indonesia, nếu là trận đấu giữa các CLB lớn thì sân vận động có thể có tới 40.000 đến 50.000 khán giả. Ở Việt Nam, trung bình lượng khán giả chỉ khoảng từ 5.000 đến 6.000 người. Ngoài ra, tôi khá ấn tượng với sự cuồng nhiệt của CĐV SLNA, CĐV Hải Phòng, Thanh Hóa và Quảng Ninh...

Hiện tại, CĐV chỉ đi cổ vũ cho đội bóng mà họ yêu thích hơn là xem một giải đấu chuyên nghiệp. Nhưng tôi không thể nói trước những gì trong tương lai. Sự phát triển thể thao của một đất nước luôn “tỷ lệ thuận với GDP”. Vì vậy, có thể nói bóng đá của Việt Nam, Thái Lan và Indonesia nữa đều rất có tiềm năng. Điều mà J.League đang rất cần!

Xin cảm ơn ông Toshiya Miura! Chúc ông thành công và gặp nhiều may mắn!

Theo Trung Won – Bảo Lan (Thể thao TV)