Chu trình hoạt động của đồng hồ sinh học gắn bó rất mật thiết đối với sức khỏe

Đồng hồ sinh học trong cơ thể còn được gọi là nhịp điệu sinh lý ngày đêm, tập hợp một chùm nhỏ các tế bào thần kinh. Chuỗi hạch này có nhiệm vụ điều khiển một số chức năng cơ bản như kiểm soát lượng thức ăn nạp vào và nhiệt độ của cơ thể. Chúng sẽ đồng bộ hóa chu trình thức – ngủ của cơ thể với vòng tuần hoàn ngày – đêm bằng cách sử dụng thông tin mà nó nhận được từ những cơ quan nhận cảm ánh sáng nằm đằng sau nhãn cầu. Chúng nắm bắt thông tin, giải mã và chuyển giao thông tin cho tuyến yên – một cấu trúc nhỏ có hình dạng như quả thông, nằm trong hố yên ở đáy sọ não và có liên quan mật thiết với vùng dưới đồi.
Tại sao cơ thể có đồng hồ sinh học?
Đồng hồ sinh học trong cơ thể còn được gọi là nhịp điệu sinh lý ngày đêm, tập hợp một chùm nhỏ các tế bào thần kinh.

Tuyến yên tiết ra hormon melatonin hay còn gọi là hormon kiểm soát thời gian nhất là vào ban đêm. Tuyến yên cũng tiếp nhận thông tin về thời gian do chuỗi hạch chuyển đến. Từ đó, chúng sản xuất ra nhiều hormon giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.

Có thể nói mọi sinh vật sống đều có các chu kỳ hoạt động hằng ngày một cách nhịp điệu và các nhịp điệu này được điều khiển bởi hệ thống kiểm giờ bên trong cơ thể, hệ thống này cảm nhận khi một ngày bắt đầu và kết thúc. Nếu thực vật hệ thống này giúp cây tăng trưởng thì ở con người đồng hồ sinh học giúp điều hòa các thay đổi về huyết áp, thân nhiệt và sự tỉnh táo vốn thay đổi tùy thời gian trong ngày. Có một điều đặc biệt những nhịp điệu này của chúng ta lại phụ thuộc vào ánh sáng chứ không phải thị giác. Điều này có thể thấy rõ ràng là một bông hoa nhạy cảm với ánh sáng nhưng nó lại không nhìn thấy, và con người cũng có tế bào cảm nhận ánh sáng. Những tế bào này phát ra tín hiệu khi ánh sáng tác động lên chúng. Ở động vật có vú, tế bào nhận kích thích ánh sáng được biết đến duy nhất nằm ở hai mắt.

Theo các nhà khoa học nếu bạn kết hợp được sự đồng điệu các hoạt động thường ngày với đồng hồ sinh học trong cơ thể, thì hiệu quả làm việc của bạn sẽ đạt mức cao nhất ví dụ như vào buổi sáng đây là thời điểm lý tưởng cho những ai muốn kiểm soát cân nặng, những cặp vợ chồng muốn có con thì sáng sớm cũng là khoảng thời gian lý tưởng nhất để thụ thai, khoảng 10-12 giờ trưa là thời gian mà chức năng não bộ hoạt động tốt nhất, sự tư duy của bạn đạt tối đa nhất trong ngày.

Vì cơ thể được lập trình với 2 chu kỳ thức ngủ trong một ngày, nên sau bữa trưa khả năng tư duy của bạn sẽ chậm lại, lúc này bạn cần một giấc ngủ ngăn để có thể tái tạo năng lượng và tiếp tục công việc hằng ngày, các nhà nghiên cứu cho rằng giấc ngủ chỉ nên kéo dài 15-20 phút mà thôi. Những người lao động chân tay thì nên nghỉ ngơi nhiều hơn một chút. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng chịu đau của con người đạt mức cao nhất vào buổi chiều (khoảng từ 1 đến 3 giờ chiều). Hãy tận dụng thông tin hữu ích này để sắp xếp lịch hẹn nha sĩ vào buổi chiều.

Buổi tối là khoảng thời gian trí nhớ của bạn hoạt động hiệu quả nhất, cũng là khoảng thời gian tế bào bạch cầu tăng tối đa trong máu, giúp cơ thể bạn tránh xa bệnh tật nên bạn có thể tận dụng khoảng thời gian này để đi thăm người bệnh, cùng với đó lượng hormon testosterone sẽ đạt đỉnh vào khoảng 10 giờ 30 phút tối. Đây cũng là thời điểm mà khả năng ham muốn tình dục của cơ thể cũng lên đến mức cao nhất. Do vậy, thời điểm này rất phù hợp để bạn thể hiện tình yêu của mình…

Chu trình hoạt động của đồng hồ sinh học gắn bó rất mật thiết đối với sức khỏe. Khoa học hiện đại vẫn đang tìm hiểu và còn nhiều điều chưa giải thích được về đồng hồ sinh học trong cơ thể con người. Ngày càng có nhiều cuộc nghiên cứu được thực hiện, mang lại những phát hiện mới rất thú vị về đồng hồ sinh học, giúp chúng ta hiểu hơn về chính cơ thể mình và biết cách tận dụng tối đa những quy luật sinh học gắn kết với các hoạt động thường ngày để nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Có thể nói đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn sẽ đưa ra những chỉ dẫn đúng nhất như khi nào nên uống thuốc, khi nào nên luyện tập thể thao và khi nào hẹn bàn công việc…có thể nói thói quen phụ thuộc vào nhịp sinh học. Nó quy định nhịp hoạt động tất cả cơ quan nội tạng của cơ thể, theo đó hoạt động của những cơ quan quan trọng gia tăng vào những thời điểm cụ thể, gia tăng sản xuất hoóc-môn hay gia tăng năng lực trao đổi chất. Một khi đã biết chính xác cơ chế này hoạt động thế nào, bạn có thể sắp xếp thời gian biểu làm việc một ngày phù hợp với cơ chế đó. Khoa học giải mã nhịp sinh học của cơ thể con người

Mới đây trên tạp chí New Discovery, Cơ quan Dự án nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến (Defense Advanced Research Projects Agency), Mỹ vừa tiến hành một nghiên cứu mới nhằm làm sáng tỏ cách thức mà đồng hồ sinh học của con người hoạt động. Theo các nhà khoa học thì không một ai thực sự biết được đồng hồ sinh học của cơ thể mình vận hành theo cơ chế nào, nhưng khi nhịp điệu này bị xáo trộn, hậu quả có thể rất nặng nề, ví dụ việc giảm năng suất hoặc mắc các chứng bệnh nghiêm trọng như bệnh ung thư. Việc làm sáng tỏ bí mật hoạt động của đồng hồ sinh học có thể giúp bất kì một người bình thường nào cũng có thể trở thành một người lính hoặc một nhà du hành vũ trụ.

Nhà vật lí quân đội Christian Macedonia, người hiện đang giám sát một chương trình sinh học tại Cơ quan này cho biết: “Đồng hồ sinh học điều chỉnh gần như mọi chức năng trong cơ thể con người. Nếu các nhà khoa học có được hiểu biết tốt hơn về việc yếu tố thời gian có tác động như thế nào đối với các chức năng sinh học, Bộ Quốc phòng sẽ có thể nâng cao khả năng bảo vệ sức khỏe và mức độ sẵn sàng chiến đấu cho binh lính”.

Việc này không chỉ tốt cho quân đội, mà còn tạo điều kiện cho NASA, ví dụ, việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học sẽ giúp con người có thể tồn tại trong không gian của các trạm vũ trụ, nơi mặt trời mọc và lặn theo chu kì 45 phút.

Hiện, NASA đang tăng cường khả năng thích ứng của con người với môi trường này bằng cách đặt các đèn màu xanh dọc các trạm không gian, gia tăng sự tỉnh táo cho các “cư dân vũ trụ” bằng cách khiến cơ thể kiềm chế việc tiết ra melatonin, một hormone gây buồn ngủ.

Smith Johnson, một trong nhà vật lý của NASA, cho biết: “Một trong những vấn đề lớn mà chúng ta thường thấy khi đi du lịch chính là cảm giác chênh lệch về múi giờ (jet lag). Rất nhiều đồng nghiệp của chúng tôi đang đi du lịch - tới Nga, tới Nhật Bản - trước khi họ được đào tạo ở trạm vũ trụ”. Ông còn cho biết thêm: “Bạn có thể sử dụng ánh sáng chói và bóng tối để thay đổi đồng hồ sinh học”.

Nam Phong