Cuộc sống là những điều kỳ diệu

Người đàn ông có khả năng ngủ như nàng “Tiểu long nữ”. Trong khi ai cũng mong muốn tìm cho mình chiếc giường êm ái để ngủ, nhưng riêng người đàn ông Liang Yanguo 51 tuổi sống ở Trung Quốc thì lại có kiểu ngủ khác người như vậy.
Khả năng tiềm ẩn của con người
Đống than được đốt cháy trong khoảng 30 phút và rải thành đoạn đường khoảng 5m, những người đứng gần cảm thấy sức nóng của than, nhưng những người bước trên thảm than đỏ đó không hề hấn gì.

Được biết cách đây vài năm, sau khi được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư vòm họng, ông Yanguo mới bắt đầu luyện tập và phát hiện ra khả năng đặc biệt hiếm có của mình. Kể từ đó, ông bắt đầu luyện tập bộ môn thăng bằng trên dây để phục hồi sức khỏe sau ca phẫu thuật điều trị ung thư. Ông Yanguo cho biết đã học được bí kíp thăng bằng này từ một võ sư Kungfu. Ban đầu, ông cần phải sử dụng tới 3 dây thừng để giữ thăng bằng, trong đó 1 dây để nằm, 2 tay nắm lấy 2 sợi dây còn lại. Dần dần, nhờ luyện tập mà ông Yanguo không cần tới 2 sợi dây thừng thừa nữa. Tuy nhiên, để đạt được kỹ năng hoàn hảo như ngày nay, ông cũng đã ngã không ít lần.

Tương tự như ông Yanguo thì tại Việt Nam mới đây trên thảm than hồng rực nóng hơn 500 độ C, cả chục con người không ngần ngại bước trên đó với đôi chân chần. Đống than được đốt cháy trong khoảng 30 phút và rải thành đoạn đường khoảng 5m, những người đứng gần cảm thấy sức nóng của than, nhưng những người bước trên thảm than đỏ đó không hề hấn gì, có người chỉ bị rát chân, có người bị bỏng nhẹ nhưng tất cả họ đều vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân. Được biết màn biểu diễn này không nhằm mục đính phô diễn bản thân mà chủ yếu để chữa các bệnh như mồ hôi chân, nấm chân và các bệnh hô hấp khác.

Tục đi trên than hồng bắt nguồn từ tín ngưỡng dân tộc Phà Thẻn - một trong số dân tộc ít người nhất ở tỉnh Hà Giang. Sau mỗi mùa gặt bội thu dịp cuối năm, dân làng mở hội nhảy lửa mừng cơm mới với màn nhảy lửa - nhảy trên than nóng - của các thanh niên. Các “vũ công” trong lễ hội nhảy lửa của người Phà Thẻn rất thích ăn than, vì thế trước và sau khi nhảy họ thường bốc ngay những hòn than đang cháy đỏ cho vào miệng ăn ngon lành.

Ngày nay, một số dân tộc vùng cao ở Hà Giang vẫn thường tổ chức những cuộc thi đi trên lửa vào dịp đầu năm mới. Ngày tổ chức lễ hội được các già làng, trưởng họ xem xét kỹ lưỡng, thường chọn trong khoảng mùng 2 đến 5 tháng Giêng Âm lịch.

Trên thế giới, tục đi trên than lửa cũng tồn tại ở nhiều nước. Ở Ấn Độ lễ hội đi trên than hồng có từ 1.200 năm trước Công nguyên, nhằm chứng minh cho hành động của những người thực hành nghi lễ là người tốt, hoặc thể hiện sức mạnh siêu nhiên của thần thánh, cầu mong sự ban ơn của đấng tối cao cho con người ấm no, hạnh phúc. Cho đến nay lễ hội này ở Ấn Độ vẫn duy trì. Hằng năm, trường tư thục Riverdale ở thành phố Surat, bang Gujarat, miền tây nước này cho học sinh đi chân trần trên than hồng và thủy tinh vỡ để rèn luyện sự tự tin cho các em.

Không những thế chàng trai Nguyễn Văn Dương dù bị căn bệnh ung thư vòm họng quái ác nhưng vẫn có thân hình 6 múi nhờ luyện tập thể dục thể thao. Không những thế Dương còn là một trong 20 chàng trai lọt vào bán kết cuộc thi Ngôi sao hình thể 2014, thi Việt Nam Idol năm 2013. Dương cũng chính là tác giả của kỷ lục Mô hình tháp Eiffel bằng tăm cao nhất tại Việt Nam (thiết kế từ 35.000 chiếc tăm quế đã qua sử dụng).

Khoa học giải thích cho những hiện tượng kỳ lạ

Lý giải về hiện tượng đi trên than mà không bỏng chân, các chuyên gia vật lý cho rằng, với than củi là loại than thường dùng để đi lên, cả độ dẫn nhiệt, mật độ và nhiệt dung riêng đều thấp, nên hệ số phóng lưu nhiệt không cao. Vì thế nếu người đi trên than hồng bước đủ nhanh, thời gian tiếp xúc giữa than và bàn chân đủ nhỏ thì lượng nhiệt trao đổi có thể không tới mức gây bỏng. Bên cạnh đó, bàn chân là tổ chức có nhiều mạch máu, nên trong thời gian nhấc chân khỏi than giữa các bước đi, dòng máu lưu thông sẽ phát tán lượng nhiệt mà bàn chân đã hấp thụ. Điều đó góp phần ngăn ngừa nguy cơ bị bỏng.

Vào những năm 1930, các nhà khoa học Anh Quốc đã tiến hành nghiên cứu về hiện tượng này. Thời gian đó, Học viện của Hội đồng London nghiên cứu hiện tượng siêu nhiên đã tiến hành 2 cuộc kiểm tra để đánh giá hiện tượng đi trên than nóng. Một người Ấn Độ tên là Kuda Bux và 2 người Anh đã biểu diễn đi bộ 12 bước bằng chân không trên đống than nóng đỏ. Một cuộc kiểm tra khác được hội đồng tiến hành sau đó với một người đàn ông Hồi giáo có tên là Ahmed Husain. Tất cả kết quả cho thấy, họ đều đi qua bãi than nóng đỏ bằng chân trần mà không hề bị tổn thương.

Tài liệu về các cuộc kiểm tra này đã được công bố rộng rãi sau đó khẳng định hiện tượng đi trên than nóng là có thật chứ không phải là một trò ảo thuật; đồng thời khẳng định không có sức mạnh siêu nhiên nào, hiện tượng này hoàn toàn có thể lý giải bằng khoa học. Bí quyết của các nhà thực hành là cách thức di chuyển để làm sao thời gian tiếp xúc với than nóng là ngắn nhất. Theo các nhà khoa học, nhiệt lượng truyền theo ba cách: truyền nhiệt bằng đối lưu, bức xạ và dẫn nhiệt. Trong đó dạng đối lưu và bức xạ chỉ xảy ra với chất lỏng, tia sóng. Như vậy, trong tình huống đi trên than hồng, việc truyền nhiệt giữa than nóng và bàn chân con người thuộc dạng dẫn nhiệt. Đó là sự tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào da chân và than nóng. Nhưng giữa 2 thành phần này còn có 1 chất cách nhiệt khác là lớp than chì và gỗ (chưa cháy), trong đó than chì có khả năng cách nhiệt cao gấp 4 lần gỗ ướt. Nên khi di chuyển nhanh, thời gian tiếp xúc giữa bàn chân và than nóng sẽ rất ngắn, nhiệt lượng truyền theo dạng tiếp xúc sẽ rất thấp, vì thế bàn chân sẽ không bị tổn thương.

Vậy nên các nhà khoa học khuyên bạn đừng ngần ngại trải nghiệm bản thân, nhưng cũng nên ở trong phạm vi cho phép, có người hướng dẫn bài bản, không nên tự mình sáng tạo để có thể gây hại cho bản thân và những người xung quanh, hãy sáng tạo nhưng trên cơ sở khoa học, không nên mụ mị theo mê tín dị đoan./.

Hải Phong (TH)