Thôi miên được sử dụng từ 1800 như một hình thức gây mê hay còn được gọi là “hypnoanesthesia”. Tuy nhiên, qua nhiều sự việc trong quá khứ đã chứng minh thôi miên còn được sử dụng nhiều trong thời gian trước đó. Trong những phát hiện mới đây đã chỉ ra, người Ai Cập cổ đại hay người Hy Lạp đã sử dụng phương pháp này trong những nghi lễ từ cách đây khoảng 3000 năm trước. Và thôi miên chính là dùng các thao tác hình thể, vật thể để điều khiển tư duy và mục đích nào đó, có thể là tích cực như điều trị các chứng bệnh hoặc tiêu cực như gián điệp, lợi dụng khai thác các bí mật trong tư duy, trộm cắp hay lạm dụng tình dục.

Thôi miên là khả năng có thể điều chỉnh suy nghĩ của người khác, khiến người bị thôi miên làm việc theo ý mình. Những người dễ bị thôi miên nhất là trẻ em dưới 12 tuổi do lứa tuổi này chu trình xử lý bộ não chưa được hoàn chỉnh. Có khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên.

Trong khoa học, công dụng chính của thôi miên chính là khả năng chữa bệnh của nó hay còn gọi là thôi miên y khoa (hypnotherapy). Thôi miên giúp người bệnh có thể thay đổi được nhiều hành vi xấu hoặc cũng có thể giúp họ quên đi những ký ức không đáng nhớ… Phương pháp thôi miên khiến bệnh nhân ở trong một trạng thái bị điều khiển hoàn toàn con người thay đổi trong vô thức, hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Nhiều người vẫn không tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh này nhưng một số khác lại coi đây là một công việc thực sự và còn coi nó là một phương hướng điều trị mới trong tương lai.

Trên phim ảnh hay những chương trình giải trí trên truyền hình, thôi miên có thể khiến chúng ta quên đi một phần kí ức đã xảy ra trong quá khứ. Với khoa học, điều này cũng khá là chính xác nhưng điều này chỉ có thể khi người bị thôi miên hợp tác và làm theo những lời chỉ dẫn của người thôi miên. Ngược lại với nó, thôi miên cũng có khả năng giúp phục hồi trí nhớ của người khác trong một trạng thái hoàn toàn vô thức. Nhiều người khi bị thôi miên nói rằng họ từng bị người ngoài hành tinh bắt cóc hay từng gặp quái vật… nhưng có rất ít hoặc không hề có những bằng chứng nào chứng minh những phần kí ức được phục hồi đó là sự kiện đã từng xảy ra hay do chính người bệnh đang buộc bản thân tin vào nó.

Nhiều người có cảm giác thôi miên khiến bạn rơi vào trạng thái ngủ say nhưng thực tế không phải như vậy mà theo các nhà khoa học, đó là khi bạn rất tỉnh táo. Khi đang trong trạng thái thôi miên, bạn nghe được tất cả những lời người thôi miên nói nếu như bạn cố gắng lắng nghe.

Theo các nhà khoa học Anh thì lại khám phá ra tá dụng giảm các cơn đau liên quan đến bệnh nhân ung thư. Hơn nữa, tiến sĩ Christina Liossi, ở Trường ĐH Wales cho biết, thôi miên còn có thể kéo dài tuổi thọ của các bệnh nhân ung thư. Trong cuộc nghiên cứu này, tiến sĩ Christina Liossi đã thử nghiệm trên 80 trẻ em và được chia thành 4 nhóm, hai nhóm được điều trị theo phương pháp thôi miên kết hợp với gây mê và hai nhóm chỉ được điều trị bằng phương pháp gây mê. Kết quả cho thấy, 40 trẻ em được sử dụng phương pháp gây mê kết hợp với thôi miên cảm thấy ít đau đớn hơn những đứa trẻ được điều trị chỉ bằng gây mê.

Những đứa trẻ từ 6 – 16 tuổi được các chuyên gia dạt chó chúng cách tự thôi miên và đặt chúng vào tình trạng thôi miên trước khi chúng phải trải qua các cơn đau. Tiến sỹ đã đưa ra một thang đánh giá sự đau đớn qua 5 cấp, từ 1 – 5. Kết quả cho thất, những đứa trẻ không được thôi miên luôn phải chịu những cơn đau ở mức cao nhất, cấp 4, 5 nhưng những đứa trẻ được thôi miên thì ít đau hơn, chỉ ở cấp từ 1 – 2.

Cuộc nghiên cứu ở Hội thảo khoa học BA ở Exeter chứng minh được rằng, thôi miên là một trạng thái tự nhiên chính cống mà những người đó không chỉ đơn giản đánh lừa chính họ vào trong ý nghĩ. Khi thôi miên, vỏ não ở trán phía bên trái - nếp nhăn Cingulated có sự thay đổi. Thùy não thay đổi có liên quan đên sự thay đổi của kế hoạch và hành ành động tương lai, những phân tích hiện tại và những thứ chúng ta làm. Bởi vậy, khi bị thôi miên thì cảm giác đau đớn sẽ biến mất.

Tiến sĩ Liossi cho biết, bà có những bằng chứng cho thấy, thôi miên có thể kéo dài tuổi thọ của những bệnh nhân ung thư trưởng thành. Liossi còn nói: “Có một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân được đặt trong tình trạng thôi miên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, cụ thể là các triệu chứng liên quan đến ung thư như buồn nôn, nôn mửa và đau đớn. Đây được coi là bước đột phá trong việc sử dụng thôi miên vào ngành y học. Chắc chắn nó sẽ mang lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhân ung thư”./.

Nguyễn Huế (Tổng hợp)