(SKCĐ)- Chỉ còn hơn tháng nữa là đến Tết, vấn đề mà tất cả cán bộ công nhân viên chức quan tâm lẫn lo lắng nhất vẫn là thưởng Tết – một chủ đề muôn thủa chưa bao giờ hết nóng mỗi độ xuân sắp đến, Tết sắp về.

Đây không chỉ chứng minh cho kết quả làm việc vất vả cả năm trời mà còn là món quà Tết dành cho những người lao động xa quê. Thế nhưng kinh tế khó khăn khiến cho nhiều doanh nghiệp không có tiền trả lương, thưởng cho người lao động. Từ đó phát sinh ra những kiểu thưởng Tết... dị thường còn người lao động chỉ còn biết khóc cười với nó.

Thưởng tết bằng… nước mắt

Muôn kiểu thưởng Tết ra nước mắt

Theo báo cáo từ 63 tỉnh thành, phố gửi về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2014 vẫn có tới 420 doanh nghiệp với 118.000 lao động tại 4 tỉnh không có thưởng Tết. Mức thưởng Tết dương lịch bình quân khoảng 1,1triệu đồng /người, giảm 10% so với mức thưởng Tết dương lịch bình quân năm 2013.

Có lẽ vấn đề thưởng Tết là vấn đề muôn thuở không chỉ doanh nghiệp mà cả người lao động, nó không còn xông xênh như dạo nào,ấy là doanh nghiệp có thu anh em công nhân viên chức còn có cút hy vọng, chứ nhiều doanh nghiệp tới lương còn đang phải nợ lại công nhân thì lấy đâu ra thưởng Tết.

Nền kinh tế suy thoái kéo theo mức lương của người lao động không được đảm bảo vì thế nhiều doanh ngiệp nghĩ ra cách thưởng bằng sản phẩm cho anh em công nhân, thôi thì doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nào thì công nhân được thưởng bằng sản phẩm ấy. Từ đủ các loại như quần áo, dày dép, tất bút vở…tôi còn biết có tòa soạn còn tặng sản phẩm cho các phóng viên nhà báo khi doanh thu quảng cáo báo Tết là các sản phẩm dầu gội đầu, sữa tắm, bao tay… thế là các chị gom lại ra đường đứng bán…đại hạ giá… Muôn kiểu thưởng tết mà người lao động dù không muốn cũng không thể không nhận vì đây là …cơ chế chung rồi.

Một cơ sở sản xuất hương ở Đan Phượng, Hà Nội đã thưởng Tết cho công nhân 100 ngàn đồng/người và mỗi loại hương thắp một bó. Lý giải việc thưởng Tết bằng món đồ “cây nhà lá vườn” ấy là bởi sếp ở đây quan niệm “Năm hết, Tết đến, nhà nào chẳng phải thắp hương”. Những công nhân ở đây đã phải cười ra nước mắt trước món quà Tết “độc” của sếp mình. Có một xí nghiệp sản xuất tương ớt tặng hẳn cả một thùng tương ớt cho công nhân, riêng cán bộ thì được tặng hẳn 2 thùng.

Với những giáo viên vùng cao thì thưởng tết của họ còn buồn hơn vì, quà tết của họ được thưởng bằng hiện vật bình dị như: 3 lít dầu ăn và một chai nước mắm. Còn có công ty thưởng tết bằng 10 bịch giấy vệ sinh. Giảm độc công ty trần tình, ngày tết thưởng cho nhân viên bawgf giấy vệ sinh kể cũng kỳ, nhưng thực ra giấy vệ sinh thì nhà nhà, người người đều cần đến. Thôi thì thời buổi khó khăn, thà có một tí cho anh em đỡ tủi còn hơn là không có gì". Tính ra 30 ngàn một bịch thưởng 10 bịch là tính ra mỗi người cũng được tương đương với 300 ngàn trồi còn gì. Có một công ty may mặc còn tặng hẳn 70 chiếc quần đùi cho công nhân. Hay như một công ty xây dựng nọ thưởng cho nhân viên bằng gạch để dành xây nhà hay bán, nhựng lại cho người có nhu cầu thôi thì đủ loại nhân viên chỉ biết khóc dòng với những độc chiêu của các ông chủ của mình.

Chủ doanh nghiệp cũng… khóc

Thật ra, nghĩ về thưởng Tết, những thương cảm không chỉ dành cho người lao động mà còn tới các chủ doanh nghiệp. Năm ngoái, gần đến giao thừa, người dân thấy một người ăn mặc tử tế, uống rượu đế với mấy bà gánh đồ nhậu dọc bờ biển Đà Nẵng. Anh ta vừa uống rượu vừa khóc. Sau một hồi tâm sự, người ta mới biết rằng anh ta là chủ một doanh nghiệp xây dựng. Năm hết, Tết đến, không lo nổi lương thưởng cho công nhân, anh ta bỏ nhà ra đi… Vào Đà Nẵng vay tiền một ông bạn, cũng là chủ doanh nghiệp. Tiếc là anh ấy cũng không lo được tiền thưởng Tết cho công nhân. Trong khi đó, trước cửa nhà vẫn có vài chục công nhân bám trụ, chờ ông chủ về, lấy tiền về quê ăn Tết.

Với những chủ thầu xây dựng, việc kinh tế suy thoái nói thật lo lương cho anh em đã khó, chứ đừng nói gì tới thưởng tết. Nói thật lo được lương cho anh em cũng là cả vấn đề rất là đau đầu đối với những người làm quản lý như chúng tôi. Mà mỗi khi Tết đến xuân về, nói thật với các anh, là người quản lý không lo được cái Tết cho anh em đầy đủ, chúng tôi rất day dứt. Nhưng trong tình hình suy thoái chung của nền kinh tế thế giới cũng như ở VN, thì những doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi, thậm chí là cả những doanh nghiệp lớn cũng gặp vô vàn những khó khăn, những doanh nghiệp càng lớn thì lại càng rơi vào tình trạng bi đát. Chính vì vậy với vai trò người quản lý thì năm nay, tôi cũng cố gắng hết sức để làm sao lương đầy đủ cho anh em, cộng thêm đó cũng chỉ là một chút quà tết, chỉ là quà Tết thôi chứ không dám nói đến là thưởng Tết.” Một ông chủ xây dựng ở Bắc Ninh trần tình

Người lao động cũng đang phải gắn số phận mình, mức sống của mình với doanh nghiệp mà mình làm việc. Khoản trông đợi có thể hy vọng nhất với người lao động tại các doanh nghiệp đang bê bết vì nợ và hàng tồn kho là những khoản trợ giúp từ các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội

Duy Phan