Dịch MERS này chỉ lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần gũi không được bảo vệ.

Chưa tìm ra nguyên nhân chính xác ở những người nhiễm MERS- CoV nhưng các nhà khoa học chi rằng MERS-CoV là một virus từ động vật và con người có thể bị nhiễm bệnh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những con lạc đà lạc đà bị nhiễm bệnh ở Trung Đông.

Trong một số trường hợp, virus lây truyền từ người bị nhiễm sang người khác qua tiếp xúc gần gũi không được bảo vệ. Điều này đã được nhìn thấy giữa các thành viên trong gia đình, bệnh nhân và nhân viên y tế.

MERS- CoV có lây nhiễm từ người sang người nhưng ở một mức độ hạn chế. Virus này dường như không vượt qua dễ dàng từ người này sang người khác, trừ khi có sự tiếp xúc gần gũi.

Đến nay virus corona gây dịch bệnh MERS mới chỉ lây qua tiếp xúc gần như nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, hoặc những người ở cùng phòng với bệnh nhân mà không có biện pháp phòng ngừa.

Trong số những người bị nhiễm MERS trên thế giới mới chỉ có một ca bệnh không khai thác được nguồn lây từ ngoài môi trường, còn các ca bệnh còn lại lây từ súc vật, hay lây nhiễm trong bệnh viện.

Tuy nhiên, WHO cũng cảnh báo mọi người không nên chủ quan, không tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Cần liên tục rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với động vật.

Những người bị bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh phổi mãn tínhvà người suy giảm miễn dịch được coi là có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do nhiễm MERS-CoV. Do đó, những người này nên tránh tiếp xúc với những con lạc đà, uống sữa tươi lạc đà, hoặc ăn thịt chưa chín hay không được nấu hợp vệ sinh.

Khi thấy những biểu hiện của sốt, ho, triệu chứng giống cúm cần ngay sự giúp đỡ của y tế để tránh dịch lây lan ra ngoài cộng đồng./.

Nguyễn Huế