Ban công – hiểm hoạ rình rập trẻ nhỏ

Mới đây, chiều tối ngày 11/8, tại tòa NA4 ở bán đảo Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội), một bé trai khoảng 7-8 tuổi đã bất ngờ rơi từ ban công tầng 10 xuống phía dưới, trúng mái tôn của quán cà phê ở tầng trệt. Ngay sau đó bé trai tên P. được đưa cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng đa chấn thương, nặng nhất ở chân và tay.

Cũng theo bác sĩ trực tiếp cấp cứu cho cháu P. cho biết, bệnh viện tiếp nhận bé trong tình trạng đa chấn thương, tứ chi gãy gần hết và đặc biệt vết thương ở sọ não và ở bụng do vỡ thận phải làm máu chảy nhiều. Được biết, trước đó bệnh nhân được cấp cứu tại bệnh viện bạch Mai và được nẹp tay chân, cố định cột sống cổ và chuyển sang bệnh viện Việt Đức để tiền hành điều trị. Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, khoảng 20h30 ngày 11/8, các bác sĩ đã tiến hành xử lý vết thương ở thận và đến 2h ngày 12/8, bệnh nhi P. được chuyển sang mổ sọ não đồng thời mổ gãy xương, bó bột.

Theo các bac sĩ trực tiếp điều trị cho cháu P. thì đây là trường hợp khá may mắn khi ngã từ trên tầng ban công tầng 10 xuống. Được biết, thời điểm xảy ra sự việc cháu P. được nghỉ học và ở trong nhà chơi một mình. Gia đình của bé trai đã chuyển đến chung cư này từ khá lâu nhưng khu vực ban công đến giờ vẫn chưa lắp đặt lưới bảo vệ hay có rào chắn an toàn.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên các bé gặp tai nạn do bố mẹ bất cẩn để con chơi ở nhà một mình. Đã từng có rất nhiều sự cố tương tự xảy ra với trẻ tại các toà chung cư cao tầng. Cũng tại khu đô thị bán đảo Linh Đàm, giữa tháng 6-2013 tại nhà N9B, bé gái 4 tuổi, quê ở Bắc Giang cùng bà nội lên nhà người thân ở tầng 11 của tòa nhà này chơi đã ngã từ ban công xuống tử vong tại chỗ. Tiếp sau đó, vào giữa tháng 3-2014 tại tòa nhà A2, Khu nhà ở xã hội CT19, khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên) cũng đã xảy tai nạn tương tự khiến bé trai 5 tuổi rơi từ tầng 6 xuống và tử vong. Trước đó, tại toà nhà N21, thuộc khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai, Hà Nội), bé trai 4 tuổi đã bỏ mạng khi bị rơi từ tầng 9. Nguyên nhân do khi ngủ dậy không thấy mẹ, cháu bé đã ra ban công, trèo lên lan can và rơi xuống.

Liên tiếp những vụ tai nạn trẻ rơi từ ban công của các khu nhà cao tầng vẫn xảy ra khá nhiều, song dường như vẫn chưa đủ để thức tỉnh các bậc phụ huynh. Bởi, cứ sau mỗi vụ tai nạn, các bậc cha mẹ vẫn tỏ ra vô cùng sợ hãi , đơn vị quản lý thì sốt sắng, nhưng chỉ sau đó ít ngày là đâu lại hoàn đó.

Sự bất cẩn và đôi khi là chủ quan của các bậc phụ huynh chính là nguyên nhân dẫn đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ. Thậm chí, nhiều người còn thản nhiên cho trẻ đứng lên cửa sổ, thành ban công để dỗ trẻ ăn vẫn diễn ra khá phổ biến. Và tất nhiên, chỉ cần chút bẩn cẩn của người lớn là trẻ nhỏ phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.

Tự bảo vệ trẻ bằng những cách thiết thực

Trong các căn hộ cao tầng, khu vực ban công giúp các gia đình có một không gian thoáng đãng, đón gió trời và không khí trong lành. Nơi đây là vị trí lý tưởng để các gia đình đặt chậu cây cảnh hoặc phơi phóng quần áo. Tuy nhiên, vì những hạn chế trong thiết kế, không ít các khu nhà ban công xây quá thấp đúng với tầm với của trẻ trong khi không có các biện pháp rào chắn. Chất liệu xây dựng thường bằng sắt qua một thời gian sử dụng bị han gỉ, giảm độ chịu lực. Nếu xây bằng gạch thì bề mặt mỏng cũng không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, hệ thống ban công, hành lang, chiếu nghỉ của một số tòa nhà hiện nay cũng là mối đe dọa dẫn tới các tai nạn đáng tiếc cho trẻ nhỏ.

Trong khi đó, theo quý chuẩn xây dựng nhà ở và công trình công cộng – an toàn sinh mạng và sức khoẻ do bộ xây dựng ban hành năm 2008, chiều cao tối đa chiều cao tối thiểu của lan can, ban công ở vị trí lôgia đối với công trình nhà ở, cơ quan, trường học, công sở và các công trình công cộng cao từ 9 tầng trở lên là 140cm. Lan can phải bảo đảm chắc chắn. Ðối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng thì lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua. Song trên thực tế, chiều cao của lan can, ban công tại nhiều chung cư trên địa bàn Hà Nội không đảm bảo tiêu chuẩn này.

Hiện, một số chưng cư trên địa bán Hà Nội, nhiều hộ gia đình để đảm bảo an toàn cũng đã lắp đặt lồng sắt, lưới an toàn đễ giữ an toàn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, liên quan đến việc lắp đặt lưới an toàn trong các khu chung cư tại bán đảo Linh Đàm lại có nhiều vấn đề bất cập.

Do trước đây, Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị (HUDS) - Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị đã có văn bản gửi Phòng Cảch sát PCCC khu vực 8 - Cảnh sát PCCC Hà Nội, trong đó nêu rõ: Qua khảo sát thực tế, thiết kế ban công điển hình của các nhà chung cư tại Linh Đàm có chiều cao trung bình 1,2m. Để hạn chế tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, Công ty HUDS đề nghị Phòng Cảnh sát PCCC số 8 cho phép người dân được lắp đặt lưới an toàn tại ban công các nhà chung cư, đồng thời cử cán bộ xuống địa bàn tư vấn, giúp đỡ thực hiện việc lắp đặt theo đúng quy định đảm bảo công tác PCCC.

Trong văn bản hồi âm, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội đã cho ý kiến: Căn cứ QCVN:06/2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy đối với nhà và công trình thì lối ra ban công hoặc lô gia được coi là lối ra khẩn cấp khi có cháy. Ban công, lô gia cũng là nơi xe thang, xe có cần nâng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ tiếp cận để chữa cháy và cứu nạn. Do vậy, việc lắp đặt thêm lưới an toàn hoặc các vật che chắn khác sẽ làm ảnh hưởng đến lối ra khẩn cấp, giảm khả năng tiếp cận của phương tiện cứu nạn, cứu hộ và tổ chức chữa cháy qua ban công, lô gia.

Bởi vậy, với những khu vực chung cư được phép lắp đắt lưới an toàn thì các hộ gia đình nên sử dụng nhằm hạn chế tối đa những rủi ro với trẻ nhỏ. Mặt khác, tại các khu chugn cư không được phép trong khi chờ các cơ quan chức năng đưa ra giải pháp thích hợp, để tránh tai nạn đáng tiếc, mỗi gia đình cần có các biện pháp tự bảo vệ, không để các vật dụng như ghế, thang, bàn… ở khu vực ban công, tìm hiểu các kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và đặc biệt phải luôn để mắt tới con em mình, không để trẻ ở trong nhà khi không có người lớn..

Trả lời trên Khám Phá, TS.BS Lã Ngọc Dương, Trung tâm Nghiên cứu chấn thương Trường Đại học Y tế Công cộng, ngã từ nhà cao tầng hoàn toàn có thể ngăn được nếu người lớn cẩn thận hơn trong việc thiết kế công trình và nuôi dạy con cái.

- Thiết kế cửa sổ đảm bảo sao cho cửa sổ không thể mở rộng hơn 10 cm

- Gắn chắc các khung cửa sổ.

- Để xa đồ đạc cạnh cửa sổ, ban công nơi trẻ có thể trèo hoặc đứng lên.

- Các lan can (thanh chắn) ban công phải đủ các tiêu chuẩn an toàn như: Cao ít nhất 1,3m, không có các khe hở nào rộng hơn 10 cm-12,5 cm.

- Ban công phải đảm bảo không có chỗ tựa chân để trẻ trèo, không cho trẻ sử dụng ban công làm chỗ chơi đùa.

- Khi đến thăm nhà khác cha mẹ nên đề phòng cửa sổ, ban công nguy hiểm và giám sát con chặt chẽ./.