Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí International Journal of Obesity, các tác giả đã tìm hiểu cuộc sống của 14.000 người lớn ở Mỹ và Anh thông qua số liệu thu thập được trong 3 nghiên cứu.

Họ đã phân tích số liệu từ những khoảng thời gian sau khi những đứa trẻ trong các nghiên cứu này đến tuổi trưởng thành để tìm ra cảm nhận của chúng về cân nặng bản thân - cho dù là đúng hay sai - và hậu quả tăng cân sau đó.

Nghiên cứu của Anh theo dõi các đối tượng từ 23 - 45 tuổi, trong khi 2 nghiên cứu kia có thời gian theo dõi ngắn hơn, chỉ 7 và 9 - 10 năm.

Kết quả cho thấy những người tin rằng mình bị thừa cân hoặc béo phì dễ tăng cân hơn những người không biết rằng mình nặng hơn trọng lượng lý tưởng.

“Chìa khóa của vấn đề ở đây là cơ chế stress. Mọi người phản ứng với stress theo những cách khác nhau, nhưng với một số người, ăn là một cách để giải tỏa stress. Cho dù có khởi điểm là cân nặng bình thường, nhưng nếu phương pháp giải tỏa stress của bạn là ăn, thì bạn sẽ tăng cân”, TS. Peter LePort, giám đốc y khoa của Trung tâm điều trị béo phì ở Fountain Valley, California, giải thích.

Ông nói thêm rằng việc nghĩ mình bị thừa cân về cơ bản sẽ trở thành một vòng xoắn bệnh lý: “Thay vì đối phó với stress thì bạn lại nhắm mắt làm ngơ và chỉ sử dụng cách vẫn từng khiến bạn cảm thấy khá hơn - đó là ăn. Nhưng cảm giác stress sẽ nhanh chóng quay lại khi bạn ngừng ăn, và vấn đề tiếp tục diễn ra không có hồi kết”.

Cảm giác thèm ăn “tắt ngấm” vì stress

Stress, đồ ngọt và các cơ chế đối phó khác như mua sắm, chất kích thích và bia rượu làm tăng đột ngột GABA, dopamine và serotonin - những chất mang đến cảm giác thỏa mãn.

Những chúng cũng gây ra sự hụt hẫng sau đó - dẫn đến vòng xoắn phụ thuộc và ngày càng phải dựa dẫm vào chúng để “cảm thấy bình thường”.

Stress còn làm giảm sự nhạy cảm với “hoóc môn no” leptin (hoóc môn leptin và sự nhạy cảm với hoóc môn này sẽ tăng lên nhờ giảm insulin (cân bằng đường huyết), giảm stress và tập thể dục) do các tế bào mỡ sinh ra để báo với não (vùng dưới đồi) rằng chúng ta đã no sau khi thực phẩm “hấp thu” vào máu.

Tình trạng này - được cho là một yếu tố dẫn đến ăn uống vô độ, khi mà sự thèm ăn có vẻ không được kiềm chế, đi kèm với nồng độ leptin cao.

Điều này có nghĩa là nếu bạn thường ăn vặt thì sự thèm ăn của bạn sẽ quen với điều đó, và nếu không ăn vặt thì bạn sẽ quen với việc ăn đúng bữa, với cảm giác ngon miệng và ít bị thừa calo giữa các bữa ăn./.