Báo cáo sở trước ngày 9-12.

Sở Y tế Đắk Lắk cũng yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk kịp thời cứu chữa em H’Chúa Byă (9 tuổi, trú Buôn Phung, Cư Pui, Krông Bông). Các ngành như Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Y tế dự phòng, Trung tâm y tế huyện Krông Bông… khẩn trương tìm nguyên nhân, hỗ trợ gia đình nạn nhân.

Theo một cán bộ tại Chi cục an toàn thực phẩm, sáng 7-12 đơn vị này đã đến và tìm hiểu thông tin ban đầu vụ ngộ độc thịt cóc.

“Theo lời trình bày của em H’Chúa, nguyên nhân có thể do các em đã ăn phải nội tạng, trứng - một trong những nơi chứa độc tố của con cóc”, cán bộ này nhận định.

Cũng theo cán bộ này, chất độc ở cóc tập trung chủ yếu ở mủ cóc (tuyến sau tai, mắt và trên da), trong gan cóc và buồng trứng.

Thành phần của độc chất có thể bao gồm: 5-MeO-DMT, Bufagin, Bufotaline, Bufogenine, Bufothionine, Epinephrine, Norepinephrine và Serotonin. Chất Bufagin ảnh hưởng đến tim mạch, chất Bufotenine gây ảo giác, chất Serotonin gây hạ huyết áp...

Theo một bác sĩ, thịt cóc là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa khoảng 53% protein nên nhiều bà mẹ đã làm thịt cóc để con cái chữa bệnh còi xương, suy dinh dưỡng. Tuy nhiên khi làm thịt cóc rất dễ dính mủ, mật cóc có thể gây nguy hiểm tính mạng.

“Vì vậy nếu làm thịt cóc cho con ăn, các bậc cha mẹ cần phải chắc chắn rằng thịt cóc không nhiễm mủ, mật cóc, trứng cóc”, bác sĩ này khuyên.

Trước đó, như Tuổi Trẻ thông tin, chiều 5-12 em H’Chúa đã làm thịt một con cóc nấu canh cho năm chị em ăn. Tuy nhiên H’Chúa chỉ làm sạch da, còn trứng, nội tạng cóc vẫn để nguyên bỏ vào nồi nấu lên.

Sau đó chỉ có H’Chúa và hai người em khác là H’Nách Byă (3 tuổi) và Y’Thuật Byă (hơn 1 tuổi) ăn và thấy chóng mặt, buồn nôn phải nhập viện. Tuy nhiên cháu H’Nách và Y’Thuật tử vong trên đường đi cấp cứu, còn H’Chúa đã qua cơn nguy kịch, hiện được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk.