Một cựu chiến binh đã viết tâm thư cho rằng: Những sai phạm của ngành y thời gian qua, dư luận đều đổ lên đầu vị “tư lệnh ngành” là không công bằng.





Bức “tâm thư” dài 3 trang ông Nguyễn Huy Thiệp (82 tuổi, cựu chiến binh ngụ ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bộc lộ sự “xót thương” đối với vị "tư lệnh ngành Y" đã thu hút sự chú ý của dư luận những ngày qua.
Ông Nguyễn Huy Thiệp cho rằng dư luận đang có những đánh giá thiếu công bằng đối với vị "tư lệnh ngành Y".


Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Dẫn chứng ông Thiệp chỉ ra: Năm 2014 thực sự là một năm xui xẻo với ngành y tế khi xuất hiện hàng loạt sự cố là dịch sởi tràn lan khiến nhiều trẻ tử vong; nhân bản phiếu xét nghiệm của bệnh viện; hàng hoạt máy xét nghiệm của được tân trang lại sử dụng trong các bệnh viện; tiêm nhầm thuốc làm cho trẻ sơ sinh tử vong; tiêm vắc xin gây chết người…
Kèm theo hàng loạt các vấn đề khác như: Thầy thuốc thiếu Y đức, thái độ không đúng mực khi hành nghề; bệnh nhân nằm ghép giường, nạn phong bì tràn nan…
Tuy nhiên, theo ông Thiệp thì không thể “trăm dâu đổ đầu tằm” mà ở đây là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Dẫn chứng, ông Thiệp cho rằng vấn đề thiếu y đức, thầy thuốc ăn tiền, thái độ thiếu thiện chí với bệnh nhân không thể quy hẳn cho ngành y tế mà đó thuộc vào hệ thống giáo dục. Các công đoàn cơ sở phải có nhiệm vụ quản lý và giáo dục thường xuyên, vì họ là người phụ trách quản lý trực tiếp những người này ở địa phương nên chỉ quy trách nhiệm thuộc về ngành y tế là không đúng.

Bức "tâm thư" của Cựu chiến binh Nguyễn Huy Thiệp
Cũng theo ông Thiệp thì trong thời gian qua, ngành Y cũng có những thành tựu đáng ghi nhận như: Trình độ phát triển của Khoa phẫu thuật tin, cấp ghép phủ tạng ngang tầm thế giới; hoạt động khám chữa bệnh từ thiện giữa Bộ Y tế và Hội Chữ Thập Đỏ lan rộng khắp các vùng miền của tổ quốc; tất cả những sự cố xảy ra trong ngành y tế Bộ trưởng đều có mặt để chỉ đạo kịp thời… lại không được nhắc tới.
So sánh với các ngành khác, ông Thiệp viết: Ngành y tế phải tiếp xúc trực tiếp với quyền lợi của hơn 90 triệu người dân Việt Nam và tất cả đều được quyền đòi hỏi sự chăm sóc của y tế. Trong khi các Bộ, ngành khác đa phần chỉ tiếp xúc gián tiếp với người dân. Nên theo ông Thiệp thì có tiếp xúc 90 triệu dân mỗi ngày mới thấy nỗi vất vả, long đong của người "làm dâu trăm họ" như ngành y tế.
Kết lại, ông Thiệp nhận định: “Khi có khuyết, nhược điểm thường thổi lên bằng con voi; còn ngược lại ưu điểm thì lại thu nhỏ như con chuột”. Vì vậy, ông Thiệp cho rằng: Để có cái nhìn công bằng hơn đối với ngành y tế, dư luận cần phải nhìn nhận ở cả những mặt làm được của ngành, chứ không chỉ nhìn ở những mặt yếu kém...
Theo petrotimes

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn