Theo hướng dẫn của Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, người bị rắn lục đuôi đỏ cắn sưng nề nhanh, đau nhức; Tại chỗ cắn, máu chảy liên tục không tự cầm. Sau khoảng 6 giờ, vết cắn sưng nề lan rộng, có thể dẫn đến toàn chi sưng to, đau nhức, tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ. Người bệnh chóng mặt, có thể tụt huyết áp, lơ mơ, suy thận cấp...







Người bị rắn lục đuôi đỏ cắn cần được sơ cứu bằng cách nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc, rửa vết thương, băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi hoặc garô tĩnh mạch, không garô (cột thắt đoạn trên của chân tay với quan niệm hạn chế độc chạy về tim) động mạch. Không để bệnh nhân tự đi lại, bất động chi bị cắn bằng nẹp rồi vận chuyển ngay tới bệnh viện. Tại đây, bệnh nhân phải được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục hoặc truyền máu.
Theo giaothongvantai


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn