Hiện nay thời tiết Việt Nam đã vào mùa khô, chính vì vậy bệnh dịch hạch càng trở nên nguy hiểm và có sự lây lan lớn trên cả nước. Căn bệnh này còn được gọi là "Cái chết đen" khi gây ra những thảm họa khôn lường.






Mới đây, Bộ Y tế đã phát động chương trình phòng chống bệnh dịch hạch trên cả nước và Bộ Y tế cũng khuyến cáo bệnh dịch hạch được chia thành ba loại chính - bệnh dịch hạch, nhiễm trùng máu và viêm phổi - phụ thuộc vào phần cơ thể bị ảnh hưởng.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Nguyễn Văn Kính - Giám đốc bệnh viện Nhiệt đới trung ương cho biết hiện nay, bệnh dịch hạch đã và đang lây lan trong động vật rồi truyền sang cơ thể người đã lên tới 90%. Bệnh dịch hạch do trực khuẩn Yesinia pestis gây bệnh, lây truyền sang người qua trung gian bọ chét, ăn thịt động vật như: thịt chó, thịt chuột, thịt thỏ... nhiễm khuẩn. Ông Kính cũng cho biết, bệnh dịch hạch hiện nay đã quay lại và trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân và không thể chủ quan, coi thường căn bệnh nguy hiểm này, chính vì vậy để hạn chế tối đa nhất bệnh dịch phát triển cần thực hiện tốt những khuyến cáo từ Bộ Y tế cũng như Cục Y tế dự phòng trên cả nước.
Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, thực tế người dân vùng núi vẫn ăn thịt chuột, tuy nhiên bệnh dịch hạch lại không lây qua đường ăn uống nhưng sẽ lây qua các vết thương trên da khi tiếp xúc với thịt chuột. Và nguyên nhân gây ra bệnh dịch hạch chính là những con bọ chét sống ký sinh trên chuột, bọ chét hút máu chuột có mang vi khuẩn gây bệnh dịch hạch. Khi bọ chét rời khỏi chuột sang người và cắn người sẽ xảy ra sự lan truyền vi khuẩn và có thể gây bệnh.

Bộ Y tế họp họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cả nước
Bệnh dịch hạch có nhiều thể lâm sàng khác nhau, như: thể hạch, thể phổi, thể nhiễm trùng huyết... Thể bệnh thông thường là thể hạch, biểu hiện lâm sàng của 1 ca dịch hạch thể hạch trải qua thời kỳ ủ bệnh tù 2 - 5 ngày. Sau thời gian ủ bệnh thì bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát với sốt cao đột ngột kèm ớn lạnh hoặc lạnh run, nhức đầu, ói mửa, mệt mỏi sau đó sẽ nổi hạch, thường là hạch vùng bẹn, kế tiếp là hạch nách, hạch cổ, dưới hàm. Hạch sưng to, rất đau, nóng, nếu nhiều hạch thì có thể kết dính thành 1 khối. Diễn tiến trong vòng 1 tuần hạch có thể hóa mủ và vỡ, chảy ra ngoài, hoặc có thể xơ cứng đóng kén, hoặc có thể tự teo nhỏ lại. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, dịch hạch có thể gây những biến chứng nặng dẫn đến tử vong.
Dịch hạch có thể lây truyền qua đường hô hấp như do hít phải những giọt bắn, tiết ra từ người bệnh dịch hạch thể phổi qua ho, hắt hơi, khạc nhổ. Vì thế cần bảo đảm ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín nấu sôi; vệ sinh môi trường sạch sẽ. Khi có biểu hiện sốt cao, nghi ngờ bi bệnh, thì phải đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện nay có vắc xin sống giảm độc lực tiêm dưới da, tuy nhiên hiệu quả chủng ngừa không cao, và chỉ định chủng ngừa bằng vaccine chỉ áp dụng cho những người đi đến vùng có dịch bệnh đang xảy ra.
Bộ Y tế cũng cho biết, các phương pháp phòng tránh bệnh dịch hạch thì người dân cần loại bỏ nơi ở loài gặm nhấm, hủy bỏ lĩnh vực làm tổ tiềm năng, chẳng hạn như đống bàn chải, củi, đá, rác. Không để thức ăn vật nuôi ở những vùng mà động vật gặm nhấm có thể dễ dàng truy cập, giữ vật nuôi tránh bọ chét, Sử dụng thuốc chống côn trùng diệt tận gốc loài gây bệnh. Giám sát trẻ em và vật nuôi chặt chẽ khi dành thời gian bên ngoài trong các lĩnh vực với động vật gặm nhấm.
Theo motthegioi

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn