Trầm cảm là trạng thái buồn rầu, chán nản, không còn hứng thú gì trong cuộc sống, ngủ không ngon, ăn nhạt miệng, làm việc không xong tới chót, mặc cảm thua kém, rầu rĩ,...







Bác sĩ Phạm Văn Trụ, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho biết, lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh, nữ nhiều hơn nam 2 lần. Thiếu niên cũng mắc nhưng cách thể hiện có phần khác người lớn. Người cao tuổi dễ bị trầm cảm và thường bị bỏ quên.

Luôn nói dối rằng không ai quan tâm đến mình: Một trong những lời nói dối mà những người mắc bệnh trầm cảm hay nói nhất đó là họ luôn bị những người xung quanh bỏ rơi, kể cả người thân.

Vì vậy, họ càng không dám "làm phiền" những người xung quanh.

Hứng thú giảm sút, thậm chí biến mất.

Kể cả người không có bất cứ sở thích ngoài lề nào, nếu công việc thường ngày áp lực, cuộc sống hưởng thụ hay giải trí đều không có hứng thú, không cảm nhận được niềm vui, tức là có thể khẳng định hứng thú giảm sút hoặc mất đi hoàn toàn. Đây là một triệu chứng biểu hiện của trầm cảm.

Quan tâm đến cái chết nhiều hơn: Cảm giác này thực sự đau khổ, đặc biệt họ khó biểu hiện ra và không ít người không muốn đi khám bác sỹ vì họ xác định bác sỹ không thể giúp gì được.

Họ luôn cảm thấy họ không giống với những người khác, tựa hồ như đã rời bỏ khỏi trần gian rơi vào một vực sâu thâm cốc và tất cả đã không thể cứu vãn, không ai giúp đỡ được.

Những người như vậy có cuộc sống một ngày dài như một năm, luôn lẻ loi, cô đơn, luôn xa lánh với những người khác. Đây chính là một biểu hiện nổi trội của trầm cảm

Đối với trẻ em, thường xuyên hỏi về những thành viên trong gia đình và cách mà những người này đã ra đi. Những câu chuyện về cái chết dường như luôn thu hút được sự chú ý của trẻ.

Cảm giác vô vọng: Người thường cảm thấy mọi thứ rất tồi tệ, tiền đồ tối tăm ảm đạm, tất cả đều không chút hi vọng hay cảm giác vô vọng luôn ùa đến.

Tương phản với điều đó, người bình thường luôn có nhiều hi vọng, ví dụ như học tập tiến bộ, sự nghiệp có thành tựu, gia đình mạnh khỏe ...

Đồng thời cũng có nhiều nguyện vọng nhỏ như tiết kiệm mua đồ thương hiệu, thưởng thức liveshow ca nhạc, đi du lịch đến vùng đất xa xôi…

Tóm lại, mất đi niềm hy vọng vào tương lai là một biểu hiện của trầm cảm.

Bình luận thấp bản thân: Những người cảm thấy bản thân mình trên thực tế chẳng có tài năng hay không làm tốt bất cứ việc gì kể cả việc nhỏ và đơn giản nhất.

Họ luôn cho rằng mình là đồ thải, kiến thức của mình đã sụt giảm trầm trọng hay thậm chí là cảm giác tội lỗi tràn đầy, tội ác tràn ngập và chìm trong cảm giác ấy. Đây cũng là một biểu hiện tiếp theo của trầm cảm.

Mất đi linh hoạt: Họ cảm thấy toàn bộ con người của họ đã sụp đổ, nổ tung, tan ra như xác pháo.

Họ xác định rõ cảm giác đó không phải là cơ thể họ không có sinh lực mà là tinh thần của họ đã mất đi động lực, làm việc gì (kể cả vệ sinh cá nhân) đều cần người khác thúc giục hoặc họ đẩy sang một bên không quan tâm, bản thân không muốn động đến cái gì.

Không ít người vật lộn, đấu tranh để hưng phấn hơn lên, nhưng đều kiên trì không nổi. Người bệnh cho rằng họ đã ở trong “một vũng bùn lầy, không ai kéo lên được”.

Điều cần làm khi thấy triệu chứng trầm cảm: Không coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, hãy kể hết triệu chứng cho bạn bè, cho người thân.

Khi phát hiện người bị trầm cảm phải trấn an, tìm hiểu, tìm cách quan tâm và giúp đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm sẽ tránh được cơn trầm uất, thất thần quẫn trí.
Theo Zing.vn

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn