Chín tháng mang thai, đó cũng là thời điểm người đàn ông tự đặt cho mình các câu hỏi. Anh ấy biết mình đang bị kẹt giữa trách nhiệm của một người cha tương lai và sự tự do của một người đàn ông.





Các ông bố tương lai ngày càng mong được tham gia nhiều hơn vào thai kỳ của vợ. Nhưng, nếu đó là khoảng thời gian đầy hiện thực với phần lớn phụ nữ, điều đó lại không phải quá rõ rang với đàn ông. Phải phản ứng như thế nào khi vợ thay đổi thể chất và tình cảm? Điều này có nghĩa gì với cả hai vợ chồng? Người đàn ông nghĩ gì về chuyện này?
Người đàn ông không thấy những thay đổi về mặt vật lý liên quan đến thai kỳ
Tham gia, hỗ trợ và đồng hành cùng người vợ mà ta yêu thương khi nàng đang mang bầu. Đó là điều mà những ông chồng hiện đại mong muốn. Nhưng, điều này không luôn luôn rõ ràng với người chồng khi sống trong giai đoạn thai kỳ của vợ. Bởi vì bản thân người phụ nữ trải qua thai kỳ về mặt thể chất, mọi việc lại hoàn toàn khác đối với người cha tương lai, người trải qua thời kỳ này từ bên ngoài.Thật vậy, người cha không có chiếc bụng to, biểu tượng của sự có mặt của Bé – cũng không cảm thấy những cú đạp chân và thậm chí còn bị giảm cân! Và điều này không phải luôn luôn dễ dàng chấp nhận.
Người cha tương lai lo âu khi mang thai
Nhìn chung người phụ nữ chấp nhận nhìn cơ thể thay đổi theo các tháng, nhưng với chồng họ, bị giằng co giữa niềm vui và sự phức tạp, cơ thể mới này xa lạ với anh ấy và làm anh ấy sợ! “Mình có thể trở thành một người chồng tốt, có thể hỗ trợ vợ mình trong thai kỳ không?” “Vợ mình sẽ luôn luôn yêu mình nhiều như trước khi con ra đời?” Đây thường là những câu hỏi mà người đàn ông đặt ra khi vợ mang bầu. Bởi vì cần phải hiểu rõ điều này, người phụ nữ thay đổi cùng với thai kỳ, cô ấy hớn hở và một cách vô thức, đặt chồng ra ngoài rìa để cống hiến hết cho thai kỳ, cho “con”. Người chồng cảm thấy bị loại trừ và bất lực khi đối mặt với “người phụ nữ mới này”. Đột nhiên, vợ anh không còn là người yêu, mà trở thành một người mẹ tương lai. Đó là “thời gian dành cho Con” và mọi thứ đều xa lạ với anh ấy. Nỗi sợ hãi thường xảy ra khi nhận ra điều này bởi vì người chồng ý thức được rằng anh ấy sẽ phải, một lần nữa, học cách thừa nhận vợ mình. Đó là một bước đối với những người còn lạ lẫm. Đối với nhiều ông bố, thời kỳ bắt đầu thai kỳ của vợ là thời gian khó khăn nhất phải trải qua. Người đàn ông nhìn thấy một đối thủ ở đứa con sắp chào đời, điều này gây cho anh ấy những cảm xúc lẫn lộn: anh ấy bị giằng co giữa niềm tự hào được làm bố và nỗi sợ hãi trong một tam giác mà ở đó anh ấy sẽ không có chỗ. Anh ấy thường không biết phải phản ứng thế nào bởi vì anh ấy cảm thấy vô dụng trong chín tháng này. Anh ấy không cảm thấy cảm xúc gì mà người vợ trải qua, và điều này gây ra cho anh ấy những sự thất vọng.
Một số ông bố tương lai trải qua sự khủng hoảng
Chín tháng mang thai, đó cũng là thời điểm người đàn ông tự đặt cho mình các câu hỏi. Anh ấy biết mình đang bị kẹt giữa trách nhiệm của một người cha tương lai và sự tự do của một người đàn ông. Anh ấy biết rằng vợ mình tin tưởng vào sự giúp đỡ, vào sự có mặt cũng như sự âu yếm dịu dàng của mình nhiều hơn. Nhưng người đàn ông cũng cần tìm thấy chỗ đứng trong gia đình mới và chính người phụ nữ phải giúp đỡ và cổ vũ anh ấy trong việc này! Người đàn ông sẽ thay đổi, anh ấy ý thức được điều đó, và điều đó không dễ dàng để chấp nhận trong thời gian đầu tiên. Nhiều người đàn ông nói rằng khi vợ mang bầu, họ dành nhiều sự trợ giúp và âu yếm hơn cho vợ thong qua sự vuốt ve và những quan tâm nhỏ. Nhìn chung, nỗi nghi ngờ và sợ hãi của họ cũng biến mất với thời gian. Nếu không, cũng như các cặp khác, các ông chồng sẽ học cách tìm lại vị trí của mình thông qua các cử chỉ âu yếm khác. Cơ thể người phụ nữ trở nên một cơ thể mới lạ lẫm mà cả 02 vợ chồng cùng khám phá. Những khoảnh khắc chia sẻ với nhau cũng rất có ích.
Trịnh sâm (Tạp chí Bầu)



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn