Đo độ mờ da gầy là cách kiểm tra vùng da gáy của thai nhi để chuẩn đoán hội chứng Down sớm nhất. Xét nghiệm này hoàn toàn không gây hại gì cho cả mẹ và thai nhi.





Đo độ mờ da gáy là gì?


Đo độ mờ da gầy là cách kiểm tra vùng da gáy của thai nhi để chuẩn đoán hội chứng Down sớm nhất. Xét nghiệm này hoàn toàn không gây hại gì cho cả mẹ và thai nhi.
Thông qua kết quả đo độ mờ da gáy, thai phụ có thể tiếp tục được chỉ định làm một số xét nghiệm khác như chọc dò ối, chọc cuống rốn,… để tiếp tục tìm ra bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi.







Đo mờ da gáy thường được thực hiện vào tuần 11-14 (có thể là 11-13 tuần 6 ngày) của thai kỳ. Trước tuần thứ 11, khó có thể đo được kết quả chính xác bởi bào thai còn quá nhỏ, sau tuần thứ 14, da gáy sẽ trở về bình thường (không có nghĩa là thai bình thường) nên việc đo độ mờ da gáy không còn ý nghĩa.. Để xác định được độ mờ da gáy, thủ thuật đo chủ yếu thực hiện qua siêu âm nhưng một số trường hợp, tiến hành thêm chụp âm đạo cho người mẹ, để có kết quả chính xác. Mẹ bầu có thể yên tâm là không có bất kỳ nguy hiểm nào cho mẹ và bé trong quá trình thao tác.



Để tính tuổi của bào thai, bác sĩ dùng một máy đo, gọi là sonographer, ước lượng chiều dài của bé từ đỉnh đầu đến cuối xương sống. Sau đó, bác sĩ tiếp tục đo độ mờ da gáy. Khoảng mờ này là một đường trắng xuất hiện sau gáy trong khi khu vực xung quanh đó có màu tối hơn. Chính vì thế, kỹ thuật này còn được gọi là đo khoảng sáng sau gáy.
Qua màn hình siêu âm, bạn có thể nhìn thấy các bộ phận của con như đầu, xương sống, chân, tay.

- Tuần 11 của thai kỳ, độ mờ da gáy cho kết quả tới 2mm.
- 13 tuần 6 ngày của thai kỳ, độ mờ da gáy cho kết quả tới 2,8mm.
Chỉ số độ mờ da gáy bình thường ở mức < 2,5 mm.
Chỉ số nguy hiểm: >=3mm (nguy cơ bị down là 30%)
Độ mờ da gáy càng dày thì càng nguy hiểm (tỉ lệ bị down cao), độ mờ da gáy càng thấp thì tỉ lệ bị down càng thấp.
Đo độ mờ da gáy có thể phán đoán chính xác 75% nguy cơ bé bị Down. Do đó, nhiều trường hợp, việc đo độ mờ gáy cho kết quả là bất thường nhưng bào thai lại bình thường. Có nghĩa là khoảng 1/20 hoặc 1/25 người mẹ có kết luận “nguy cơ cao” sẽ sinh con khỏe mạnh.
Vì thế, nếu bác sĩ thông báo: “Có nguy cơ” thì người mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng vì đó chưa phải kết luận cuối cùng. Cách tiếp theo để phát hiện Down và bất thường nhiễm sắc thể ở bé là các xét nghiệm chẩn đoán như chọc dò ối hoặc CVS. Cùng với xét nghiệm máu nhằm đo mực HCG và protein PAPP-A (những bé mắc Down có hàm lượng hCG cao và PAPP-A thấp). Khi đó, việc chẩn đoán hội chứng Down ở bé có thể chính xác đến 90%. Đây được gọi là kỹ thuật kết hợp.






<strong style="">Xét nghiệm Down kết hợp với những xét nghiệm nào để cho kết quả chính xác?[/B]



- Thai nhi 11-13 tuần tuổi: Xét nghiệm down kết hợp xét nghiệm PAPP-A, Free- β HCG giúp cho kết quả chuẩn xác nhất.
- Thai nhi 16-18 tuần tuổi: Xét nghiệm down kết hợp triple test (gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol) để xác định bệnh down và các khiếm khuyết ống thần kinh.
Hậu quả của hội chứng Down
Trẻ bị hội chứng down sẽ không nhận thức được cuộc sống xung quanh, phát triển tâm thần chậm và có dấu hiệu như: đầu bé, ngắn, cổ ngắn, mặt trông ngốc, mắt xếch hoặc bị lác, miệng luôn há và trễ ra ngoài,… và có thể bị một số bệnh lý bẩm sinh như ung thư máu, thiểu năng, nhẹ cân, bệnh tim, mạch,… Nhìn chung, trẻ bị down là gánh nặng cho gia đình và xã hội, vì vậy càng phát hiện sớm càng tốt để tránh những hậu quả nặng nề về sau.

- Mẹ mang thai ở tuổi cao, trên 35 tuổi.
- Bố hoặc mẹ làm việc hoặc tiếp xúc với các chất bức xạ, hóa chất độc

- Người mẹ có tiền sử thai chết không rõ nguyên nhân hoặc gia đình 2 bên có người bị dị tật, tâm thần
- Mẹ nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc sử dụng thuốc gây ảnh hưởng tới thai nhi trong giai đoạn này.


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn