Hãy cùng điểm qua "nỗi khổ" khi mang thai của phụ nữ, nào các ông chồng hãy đọc để hiểu hơn nhé!





Làm mẹ là một thiên chức nhưng để đón nhận lấy một thiên thần bé nhỏ trong tổ ấm không phải điều đơn giản, sự hy sinh to lớn và lặng thầm nhất vẫn thuộc về phụ nữ. Hãy cùng điểm qua "nỗi khổ" khi mang thai của phụ nữ, nào các ông chồng hãy đọc để hiểu hơn nhé!
1. Ngồi xuống cũng khó khăn
Tôi đã làm việc 8 tiếng mỗi ngày. Tôi cũng đã trở về nhà để “làm mẹ” một cậu nhóc 3 tuổi với một cơ số đầu việc linh tinh: tắm rửa, nầu ăn, cho con ăn và dọn dẹp. Bây giờ thì tôi chỉ muốn đổ kềnh người lên ghế sofa và thư giãn, nhưng không thể. Tôi đã thử ngồi xuống và ngay lập tức cảm thấy như phổi đột ngột muốn di cư lên tận… cổ họng bởi vì thai chèn và vì tôi ngồi xuống khá nhanh. Tôi cũng thấy ngay là mình bị mặc kẹt trong ghế sofa: đứng lên cũng khó mà di chuyển càng khó hơn. Hơi thở của tôi ngắn, cứ gấp gáp như kẻ hụt hơi. Còn tay chân thì thừa thãi như thế con rùa bị lật ngửa.

Với người bình thường, đứng lên ngồi xuống cũng là một tư thế bình thường. Nhưng với bà bầu ở tam cá nguyệt thứ ba thì như là thử thách. Giải pháp tốt nhất dành cho tam cá nguyệt thứ ba là là ngồi sát mép ghế, thẳng lưng, duỗi thẳng chân ra… bạn sẽ dễ dàng xoay sở.
2. Nói chuyện là cả một quá trình
Hơi thở ngắn, bởi vì phổi bị chèn ép khiến giọng nói của người mang bầu ở tam cá nguyệt thứ ba cũng trở nên thều thào, hổn hển, đứt quãng kiểu vừa thở vừa nói, nhiều lúc giống như người say xỉn. Nếu để bà bầu thuyết trình một vấn đề gì đó, người nghe cũng cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi theo. Nói chung là đừng có cãi nhau với bà bầu, vì sẽ dễ làm cho họ ức chế vì lời nói không theo kịp suy nghĩ.
3. Nằm xuống - đứng lên là kỳ tích
Nằm xuống cũng là một kỳ tích với bà bầu giai đoạn cuối của thai kỳ. Phải đặt mình từ từ xuống giường, bởi vì cơ thể bà bầu lúc này đang vướng víu như thể mang một vật vô cùng to và nặng trước bụng. Nếu nằm ngửa có thể sẽ gây trở ngại cho việc lưu thông máu giữa mẹ và thai nhi. Cũng không thể nằm sấp nếu không muốn đè bẹp em bé.

Nếu nằm nghiêng thì phải xoay mình liên tục nếu không muốn máu dồn xuống chân và khiến chân bị tê nhức. Mà lăn qua lăn lại thì chẳng khác gì con rùa nằm ngửa đang loay hoay với cái mai. Có mẹ toàn phải ngủ ngồi khi ở tháng cuối thai kỳ, bởi vì không thể nằm được với cái bụng chang bang. Chỉ cần nằm xuống là thấy khó thở và không thể ngồi dậy nổi.
4. Khó khăn trong việc đơn giản là uống
Không phải khó khăn ở vấn đề uống nước, mà là phải uống vào lúc nào hợp lý, bởi vì bạn không thể nào kiểm soát được cơn buồn tiểu ở tam cá nguyệt thứ ba. Với bà bầu ở giai đoạn này, vị trí họ yêu thích nhất là được ngồi làm việc ở văn phòng có sẵn nhà vệ sinh. Mỗi ngày, tần suất ghé thăm toilet của bà bầu có thể lên đến chục lần, nên nếu toilet ở quá xa nơi làm việc sẽ là cản trở lớn. Họ sẽ phải suy nghĩ, tính toán xem mình có nên uống nước trước khi đi đón con lớn ở trường mẫu giáo không? Có nên uống nước trước khi đi bộ 30 phút quanh công viên không…

5. Và cả ăn cũng khó hiểu
Mình có đói không nhỉ? Có, mình đang rất đói, mình đói ngấu nghiến như có thể xé phay luôn hẳn một con gà. Nhưng vì sao chỉ sau ba lần cắn-nhai-nuốt là mình đã cảm thấy không thể ăn nổi nữa thế này??
Tam cá nguyệt thứ ba là thế đấy. Em bé đã chen lấn hết diện tích tử cung và còn xâm lấn sang cả các vụng khác như phổi, dạ dày, bàng quang của mẹ khiến mẹ đói rã họng nhưng vẫn có thể no bụng trong vòng ba nốt nhạc. Bù lại, mẹ sẽ đói ngay sau đó chỉ vài chục phút!
6. Nâng vật rất nhọc nhằn
Nâng một vật nặng (ví dụ một đứa trẻ 3 tuổi) có thể khiến mẹ đau lưng cả tuần sau. Cơ thể vốn đã bị kéo trì xuống vì thai nhi, nay phải nhấc một “vật thể nặng” lên người có thể khiến bà bầu sụm xương sống vì khung xương không thể nào nâng đỡ nổi vật nặng. Nhưng ngay cả vật nhẹ, bé như lọ mứt thôi cũng khiến mẹ bị chuột rút nếu như nâng lên cao (cất lên vị trí cao chẳng hạn). Thế nên các bà bầu luôn được khuyến dụ không kiễng chân, không nâng vật nặng, không với đồ trên cao để đảm bảo an toàn cho bụng bầu.
7. Nhan sắc cũng chẳng còn được như xưa
Một trong những điều mà hầu hết các mẹ bầu đều quan tâm đó là những thay đổi về nhan sắc của họ, người ta vẫn bảo rằng "gái một con trông mòn con mắt", nhưng để đạt tới sự "mòn" đó chắc còn lâu lắm. Nào là rạn nứt da, nào là mụn nổi bất thường, tóc rụng nhiều vô kể... và thảm họa ám ảnh nhất vẫn là nám, sạm thâm trên da vùng mặt do sự xáo trộn nội tiết tố trong cơ thể thời gian mang thai.

Có thể nói đây là một trong những đánh đổi lớn nhất của phái đẹp khi mang thai, nhan sắc là điều mà bất cứ chị em nào cũng quan tâm mà đúng không. Tuy nhiên, vẫn có cách để cứu vãn và khắc phục nếu sau khi sinh đẻ xong, phụ nữ kiên trì và tập luyện để lấy lại vóc dáng thanh mảnh; thay đổi chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều độ kết hợp với những biện pháp điều trị phù hợp thì sẽ không còn quá lo lắng về chuyện nhan sắc


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn