Ngộ độc thức ăn làm bạn cực kì khó chịu, đặc biệt nếu bị ngộ độc nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và sự phát triển của thai nhi





Ngộ độc thức ăn làm bạn cực kì khó chịu, đặc biệt nếu bị ngộ độc nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn hạn chế bị ngộ độc khi mang thai.

Nghe có vẻ như rất đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Bạn đã được học điều này từ khi còn nhỏ, nhưng khi thành mẹ rồi lại “quên” mất. Đặc biệt bạn phải chú ý rửa tay đúng phương pháp thì mới loại trừ được nguồn vi khuẩn lây bệnh. Bạn nên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước và lau khô tay sau khi rửa. Bạn có thể rửa tay bất cứ khi nào thấy bẩn, trước và sau khi ăn uống; sau khi chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm (đặc biệt là thức ăn tươi sống), sử dụng nhà vệ sinh; khi đụng chạm vào nguồn rác thải, các nguồn dễ nhiễm khuẩn…


Kể cả khi bạn rất thích ăn món đó nhưng cũng nên loại khỏi danh sách thực phẩm bạn cần mua. Chẳng hạn như mắm tôm, các món gỏi/nộm, rau cải ăn lá sống, dưa cà muối, các loại đồ hộp, gan động vật, trứng sống, thịt nguội…

Bài học này cũng rất “cổ truyền” và hiệu nghiệm. Bạn nên dùng thực phẩm đã được nấu chín, nếu được bảo quản trong tủ thì bạn cũng cần hâm nóng lên trước khi ăn. Nước đun sôi để nguội được khuyên dùng cho các bạn trong thời điểm nước đóng chai “thật giả lẫn lộn” như hiện nay.

Nếu nhà bạn có đất vườn rộng thì hãy chịu khó “canh tác” để lấy rau sạch ăn. Nếu không thì bạn cần phải cẩn trọng khi lựa chọn mua thực phẩm cho mình. Tốt nhất là mua trong siêu thị hoặc các cửa hàng có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phần lớn các mẹ đều có tủ lạnh nhưng cũng không ít bạn biến tủ lạnh của mình thành một nguồn lưu giữ các loại mầm bệnh. Mỗi loại thực phẩm có những yêu cầu bảo quản riêng. Bạn cần:
- Phân loại chúng khi mua về để sắp xếp tủ lạnh một cách khoa học và an toàn. Các loại thực phẩm tươi sống bạn dự định ăn trong 1 – 2 ngày cần phải bao gói và bảo quản ở tầng lạnh nhất của tủ (không tính ngăn đông).
- Các loại rau bạn cần sơ chế và gói riêng từng loại với số lượng dự kiến ăn hết trong một bữa để khi lấy ra bạn không phải lôi tất cả ra. Nhiều mẹ thường mua về rồi để luôn hiện trạng vào tủ lạnh, rất bừa bộn và mất vệ sinh.
- Sắp xếp thức ăn thừa: bạn cũng cần phải tính toán xem loại thực phẩm thừa đó có khả năng dùng cho bữa sau không, nếu có thì phải bảo quản trong trong hộp có nắp kín hoặc bao gói trong các túi có zip, phủ màng bọc…và cần “xử lý” chúng càng nhanh càng tốt. Tình trạng thức ăn thừa lưu cữu nhiều trong tủ lạnh không tốt cho bạn đâu.
- Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, loại bỏ những thực phẩm quá hạn sử dụng, thức ăn thừa không dùng đến sau 1 – 2 ngày, rau đã bị hỏng, nhũn hoặc héo khô…, lau dọn tủ sạch sẽ.


Đây cũng là nguồn dễ gây ngộ độc thực phẩm vì bạn chẳng biết họ mua thực phẩm thế nào, chế biến ra sao, có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không… nên tốt nhất là hạn chế đi ăn ngoài, đặc biệt là những quán ăn vỉa hè, cơm bụi…Nếu muốn đi ăn ngoài, nên chọn một số nhà hàng đáng tin cậy nhé.
Hy vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp các bạn tránh ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn