Chú ý không giữ ấm bằng cách cho cả mẹ và con nằm cạnh bếp, đặt lò than dưới gậm giường vì rất nguy hiểm do khí độc trong than, củi cháy gây nên.





Người ta có thể sinh con bất cứ thời gian nào trong năm nhưng kinh nghiệm cho thấy gần cuối năm số bà mẹ sinh con thường nhiều hơn. Mùa thu và đông, thời tiết mát và lạnh thuận lợi cho việc sinh nở đối với bà mẹ hơn so với việc phải sinh vào mùa hè tiết trời nóng nực nhưng thời tiết lạnh giá của mùa đông cũng có nhiều điều bất lợi nên kinh nghiệm dân gian cho thấy sinh con vào mùa thu là tốt hơn cả. Từ xưa, người ta đã coi đẻ vào mùa thu là “được mùa sinh”.
Lưu ý khi sinh mùa đông
Sinh con vào mùa đông, bà mẹ có thể đỡ vất vả, ít mệt mỏi hơn do không phải vã mồ hôi vì nóng nực nhưng đẻ vào mùa này chị em cần lưu ý đây là mùa của các tai biến tiền sản giật và sản giật có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và con. Vì thế càng phải được theo dõi, khám thai đều đặn khi thai nghén để phát hiện tình trạng tăng huyết áp khi có thai, chứng bệnh sẽ dẫn đến tiền sản giật và sản giật.

Giữa ấm cho bé
Thời tiết lạnh của mùa đông cũng nguy hiểm cho sức khỏe bé mới sinh. Để nhắc nhở bà mẹ vấn đề này người ta đã so sánh nếu người trưởng thành cảm thấy thoáng mát, dễ chịu ở nhiệt độ 20<sub>o</sub>C thì với trẻ sơ sinh phải coi nhiệt độ đó tương đương với 0­<sub>o</sub>C. Vì thế sinh con vào mùa đông, bà mẹ và gia đình cần hết sức chú ý việc giữ ấm cho cháu bé, đặc biệt các cháu đẻ ra bị nhẹ cân hay non tháng. Các cháu non tháng, nhẹ cân này lớp mỡ dưới da rất mỏng nên không có khả năng giữ nhiệt tốt như các trẻ đủ tháng, đủ cân.
Tránh bị nhiễm lạnh cho trẻ
Để tránh cho trẻ mới sinh không bị nhiễm lạnh ngay khi ra đời, háu bé đã được thày thuốc và nữ hộ sinh thấm khô nước ối để tránh sự bốc hơi gây mất nhiệt. Đặc biệt phải chú ý thấm khô đầu, tóc vì đây là nơi có nhiều nước nhất và bốc hơi nhiều nhất. Gọi là “thấm khô” chứ không phải “lau khô” vì nếu lau chùi, ngoài việc có thể làm xây xát da cháu bé còn làm mất chất gây trên da là chất vừa để giữ ấm vừa có tác dụng dinh dưỡng đối với da trẻ mới sinh. Bé đẻ ra cũng không cần tắm ngay mà chỉ tắm bé ít nhất sau đẻ 6 giờ hoặc

từ ngày hôm sau và không cần thiết phải tắm hàng ngày nếu trời giá lạnh. Để tránh nhiễm lạnh cho bé khi tắm người ta cũng khuyên nên tắm từng phần cho trẻ, phần nào chưa tắm đến thì vẫn quấn khăn ủ ấm cho cháu
Chăm bé sinh mùa đông
Trong việc chăm sóc hàng ngày, cần luôn giữ ấm cho bé bằng mặc áo, đội mũ, đi tất (chân và tay), quấn khăn, đắp chăn và khi trời quá lạnh thì cần sưởi ấm. Chú ý không giữ ấm bằng cách cho cả mẹ và con nằm cạnh bếp, đặt lò than dưới gậm giường vì rất nguy hiểm do khí độc trong than, củi cháy gây nên. Có thể cho sưởi ấm bằng túi chườm, chai nước nóng ủ trong vải dày đặt cạnh mẹ và con.
Mẹ thể áp dụng phương pháp da kề da giữa mẹ và con bằng cách bà mẹ ôm sát cháu bé vào da ngực và bụng của mình, có thể đặt trẻ trong một cái “địu” phía trước ngực sao cho mặt bé quay vào ngực mẹ và bà mẹ cần mặc áo ấm rộng có thể che phủ cả mẹ và con và mang con bên mình như thế suốt cả ngày. Thân nhiệt của bà mẹ sẽ giữ cho bé luôn được ấm áp không khác gì nằm trong “lồng ấp” hiện đại. Lúc cho bé bú, ở tư thế này cũng rất thuận tiện. Cách giữ con trên địu phía trước ngực này gọi là phương pháp Kan-gu-ru (giống như con chuột túi kan-gu-ru nuôi con của nó). Biện pháp này đã gúp nhiều bà mẹ sinh con non tháng, nhẹ cân nuôi được cháu bé mà không cần một biện pháp hiện đại nào khác
Với bà mẹ, sau khi đẻ vào mùa đông vẫn cần lau rửa, thay khăn vệ sinh và đồ lót nhiều lần mỗi ngày, vẫn có thể tắm hàng ngày hoặc cách ngày bằng nước sạch, ấm và ở nơi kín gió để giữ bộ phận sinh dục và cơ thể luôn luôn sạch sẽ.
Bác sĩ Phó Đức Nhuận (Tạp Chí Bầu)




Nguồn SKĐS




Theo bau.vn