Dây rốn của thai nhi là đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ, nó có hình tròn, trơn, mềm và màu trắng





1. Dây rốn là gì và viị trí của dây rốn:
Dây rốn của thai nhi là đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ, nó có hình tròn, trơn, mềm và màu trắng. Một đầu của dây rốn được gắn với nhau thai, nhau thai lại gắn vào thành tử cung. Đầu còn lại của dây rốn nối với bào thai bằng một lỗ nhỏ trên bụng, khi phát triển hoàn thiện, lỗ nhỏ đó chính là rốn.
2. Chiều dài của dây rốn:
trung bình dây rốn dài khoảng 56cm, tuy nhiên cũng có thể dài hoặc ngắn hơn một chút xíu ở từng người thông thường dao động từ 40 - 60cm và có đường kính khoảng 1.5 – 2cm. Bên trong dây rốn có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch, 3 mạch máu này được bao bọc bởi chất thạch warton. Sau khi sinh con xong, bác sĩ sẽ cắt dây rốn cho bé. Đầu dây rốn bị cắt gần sát với bụng bé - gọi là cuống rốn. Cuống rốn có thể khô và rụng hẳn trong vòng 7-21 ngày sau khi em bé chào đời.
Trên thực tế cũng có một số ít trường hợp dây rốn bị đứt sớm, khiến bé dễ có nguy cơ ngạt thở.


Một vài điều thú vị về dây rốn mẹ bầu nên biết
3. Chức năng của dây rốn:
Nếu dây rốn hoạt động tốt, bào thai sẽ nhận đủ dưỡng chất để phát triển cho đến cuối quý III của thai kỳ và trong suốt quá trình chuyển dạ.Ngoài chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng, dây rốn còn truyền cả chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Bởi vì, kháng sinh sẽ ngấm vào mạch máu của mẹ. Dây rốn vận chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ mẹ tới bào thai. Đồng thời, dây rốn còn nhận những chất đào thải từ bào thai ra nhau thai. Đó là lý do các mạch máu bên trong bào thai luôn giàu oxy, dinh dưỡng và sạch khuẩn.
4. Những vấn đề liên quan đến dây rốn?
Các vấn đề liên quan đến dây rốn thường phát sinh từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, khi em bé bắt đầu biết đạp và xoay chuyển trong bụng mẹ, gây ra những rắc rối với dây rốn.
Dây rốn quá ngắn
Dây rốn quấn quanh người bé, nếu dây quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Thai không nhận được dinh dưỡng, máu nuôi cơ thể sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Có những trường hợp cá biệt thai nhi không nhận được oxy từ mẹ nên tử vong trong thai kỳ.
Dây rốn quá dài
Những em bé có dây rốn quá dài thường có nguy cơ bị tràng hoa quấn cổ cao hơn bình thường. Theo thống kê có khoảng 30% em bé bị dây rốn quấn quanh cổ khi chào đời. Vì vậy, nếu bé của bạn có rơi vào trường hợp này thì cũng đừng quá lo lắng vì không thể can thiệp gì để cải thiện tình hình dây rốn quấn cổ của bé được. Việc duy nhất nên làm là khám thai định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường. Các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh thường hay sinh mổ tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Một số ít trường hợp dây rốn có thể bị cuốn vào nhau, giống như một sợi chỉ rối làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bào thai. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Nhưng cũng có trường hợp dây rốn được gỡ ra do chính sự chuyển động của thai nhi. Ở giai đoạn giữa thai kỳ, khi thai nhi chưa phát triển quá to, lúc này dây rốn và bào thai nổi bồng bềnh trong bụng mẹ, do đó việc dây rốn bị xoắn lại rồi tự tháo ra là điều hết sức bình thường
Một số trường hợp dây rốn có thể bị cuốn vào nhau, giống như một sợi chỉ rối. Khi đó, việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bào thai có thể bị chậm lại. Nếu tình hình xấu đi, người mẹ sẽ được chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Nếu sự vận động của bé làm dây rốn thẳng ra thì người mẹ vẫn có thể sinh thường.
Trường hợp dây rốn quấn cổ chặt có thể ảnh hưởng đến lượng máu nuôi thai nhi, có khi gây tử vong cho thai. Khi dây rốn quấn cổ nhiều vòng có thể làm đầu thai nhi cúi không tốt cản trở việc sanh ngã âm đạo. Siêu âm Doppler màu có thể đánh giá lưu lượng máu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn, ngoài ra cũng có thể xem được số vòng dây rốn quấn cổ thai nhi. Nếu lượng máu từ mẹ qua thai bị giảm thì ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, nếu số vòng rốn quấn nhiều làm đầu thai nhi ngửa ra sẽ ảnh hưởng đến việc sanh ngã âm đạo, khi đó cần mổ lấy thai. Đa số trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi có thể sanh ngã âm đạo và bé vẫn khỏe. Tuy nhiên người mẹ cần theo dõi kỹ cử động thai. Theo dõi biểu đồ tim thai bằng máy là một cách đánh giá sức khỏe thai nhi tốt thường được bác sĩ sử dụng.
Sa dây rốn
Là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, thường xảy ra vào giai đoạn thai nhi trên 38 tuần tuổi. Biến chứng này rất nguy hiểm vì có thể gây suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy khi mẹ chuyển dạ. Tình trạng này rất nguy hiểm vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông hoặc do khi bị sa ra ngoài âm đạo nên việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ do co thắt của các mạch máu dây rốn. Nếu không lấy thai ra ngay, có khả năng thai bị chết trong vòng 30 phút
Chẳng có biện pháp cụ thể nào để ngăn ngừa hiện tượng sa dây rốn. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong nhóm những nguy cơ cao mắc sa dây rốn như đã nêu ở trên, sau tuần thứ 38 của thai kỳ bạn nên thường xuyên đến bệnh viện khám hoặc lưu trú lại viện để được xử trí kịp thời khi có chuyển dạ
Xoắn dây rốn
Khác với 2 nguyên nhân phổ biến nhất, xoắn dây rốn có thể xảy ra ngay cả khi dây rốn có độ dài bình thường hay bất thường. Ranh giới của việc xoắn dây rốn vô hại và xoắn dây rốn có hại rất khó lường.
Xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Lúc này, lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho thai nhi. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Biến chứng này có thể xảy ra ngay cả khi dây rốn có độ dài bình thường hay bất thường. Do vậy, nếu thai nhi của bạn bị xoắn dây rốn thì cần theo dõi sát và nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Dây rốn là nguồn tế bào gốc giá trị có thể tận dụng để điều trị khi gặp sự cố, hiện nay, một số gia đình đã tiến hành việc gửi dây rốn thai nhi sau sinh vào ngân hàng tế bào gốc để dùng lúc cấp bách
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm bác sĩ Collins, tại Mỹ, khoảng 6% các ca sinh gặp vấn đề về xoắn dây rốn và tỷ lệ thai nhi tử vong trong các ca này là 20%. Những sản phụ có tiền sử liên quan đến các bất thường dây rốn trong các thai kỳ trước có nguy cơ cao gấp 10 lần trong những thai kỳ sau. Do đó, họ cần phải được theo dõi cẩn thận hơn


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn